Bí quyết giữ ấm đầu, tai và gáy cho người cao tuổi trong mùa đông

Ngoài giữ ấm cơ thể, người già cũng cần đặc biệt chú ý đến những bộ phận đầu, tai và gáy, bởi đây là những nơi rất dễ nhiễm lạnh khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

Cách giữ ấm chân cho người già

Chân

Chân là bộ phận sợ lạnh nhất trong toàn cơ thể, nếu chân bị lạnh dễ dẫn đến bệnh đau nhức xương khớp và khó khăn trong việc di chuyển. Vì thế trong tiết trời mùa đông, người già nên dùng nước ấm ngâm chân để thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp cơ thể ấm lên. Bên cạnh đó người già cũng nên mang tất chân, thường xuyên đi dép trong nhà, không để chân tiếp xúc với sàn đá rất dễ bị lạnh gây nên nhiều căn bệnh khác nhau.

Đầu

Đầu là chủ của cơ thể, trăm mạch tương thông, nếu bị nhiễm lạnh dễ gây ra các hiện tượng cảm mạo,  viêm mũi, đau đầu, nhức răng… Đầu là bộ phận không giỏi giữ nhiệt lượng. Những người thường xuyên không đội mũ,  khi thời tiết ở nhiệt độ 15 độ , nhiệt lượng phát tán ở đầu chiếm đến 30% tổng nhiệt lượng cơ thể,  ở nhiệt độ 4 độ  thì con số này lên đến 60%.

Vì thế hi ra ngoài trời người già cần đội mũ, mũ cần che được phần trán. Khi đầu ra mồ hôi không nên lập tức tháo mũ ra,  mà phải để cho mồ hôi dần dần tan hết. Ngoài ra mỗi buổi sáng sau khi thức dậy có thể dùng tay cào da đầu giúp lưu thông mạch máu, làm ấm đầu.

Cổ 

Những căn bệnh người cao tuổi thường tái phát vào mùa đông như: bệnh đường hô hấp, cột sống, đốt sống cổ, hen suyễn, ho, đờm… đều xuất phát từ việc cổ người già bị nhiễm lạnh. Giải pháp tốt nhất lúc này là nên mặc áo cao cổ, dùng khăn choàng để phần cổ không bị gió lạnh lùa vào.

Các bộ phận cần được giữ ấm để tránh cảm lạnh

Tai 

 Việc thường xuyên để tai bị lạnh, không che chăn sẽ khiến người già bị buốt tai và nhức đầu kéo dài. Vì thế khi trời quá lạnh bạn có thể dùng bao tai chuyên dụng hoặc đội nón rộng che được lỗ tai, ngoài ra choàng khăn cao cũng là giải pháp tốt. Nếu di chuyển nên chọn phương tiện kín gió như oto, tàu, máy bay hạn chế việc đi xe máy, tàu, thuyền…

Mũi

 Mũi cũng là bộ phận thường lộ ra ngoài, nếu niêm mạc của mũi tiếp xúc với không khí lạnh thì dịch mũi sẽ tiết ra ít đi, tác dụng lá chắn cho mũi trở nên kém dẫn đến các khuẩn bệnh có thể xâm nhập vào phổi tăng nguy cơ cảm nhiễm đường hô hấp. Đeo khẩu trang diệt khuẩn nhưng không nên choàng khăn cao bịt cả mũi vì có thể khiến cho các vi khuẩn hoặc sợi vải đi vào khoang mũi. Mỗi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ có thể mát xa mũi, dùng hai ngón tay cái mát xa nhẹ nhàng dọc hai bên cánh mũi rồi đến sống mũi. Thao tác này có tác dụng tăng tuần hoàn máu, nâng cao sức chịu lạnh cho mũi.

 Đây được coi là những bí quyết chăm sóc người sức khỏe người cao tuổi trong mùa đông, chúng ta có thể áp dụng để giữ ấm cơ thể, tránh những căn bệnh dễ gặp và mùa đông.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *