Sự chèn ép của sỏi lên ống dẫn hay túi mật sẽ gây ra các cơn đau thắt lưng dữ dội, ngoài ra có thể dẫn tới viêm tụy nếu bệnh nhân không được điều trị sớm và đúng cách.
- Tổng hợp những bệnh người cao tuổi thường gặp trong cuộc sống hiện đại
- Bí quyết vàng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Triệu chứng và những phương pháp điều trị cho người mắc hội chứng Mirizzi
Nguyên nhân hình thành hội chứng Mirizzi
Trong cấu tạo, túi mật gồm: đáy, thân, phễu và cổ. Phần thân kéo dài từ đáy vào phần chóp hoặc cổ. Phần cổ thường tạo thành một đường cong mềm mại, phần lồi tạo thành phễu hoặc túi Hartmann. Túi mật kết nối phần cổ của nó với một ống nang đổ vào ống mật chủ. Sỏi mật lớn có thể bị nén chặt trong ống nang hoặc trong túi Hartmann.
Nếu trong các ống mật, túi mật có xuất hiện sỏi thì những viên sỏi này có thể gây tắc nghẽn cho các ống gan và ống nang chung. Ngoài ra theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, sỏi bị nén bên trong lâu ngày sẽ dẫn tới viêm mãn tính, cuối cùng dẫn tới hoại tử thành ống, làm ăn mòn ống mật chủ và các khu vực xung quanh.
Những người mắc phải các bệnh lý về gan mật, ung thư túi mật hoặc tình trạng viêm, ứ đọng mật chính là những yếu tố nguy cơ cao trong việc gây ra hội chứng Mirizzi.
Triệu chứng xuất hiện khi mắc phải Mirizzi
Dựa vào mức độ rò của túi mật hoặc ống mật mà người ta có thể chia hội chứng này thành 4 loại sau đây:
– Sỏi nằm ở cổ của túi mật gây chèn ép lên ống gan chung chiếm 11% các ca mắc phải.
– Lỗ rò của ống mật do sỏi tạo ra chỉ chiếm 1/3 chu vi của ống mật chủ, trường hợp này chiếm khoảng 44% các ca mắc hội chứng Mirizzi.
– Lỗ rò lớn hơn 1/3 chu vi ống mật chủ nhưng không phải toàn bộ ống thì chiếm khoảng 44%.
– Còn khoảng 4% các ca mắc phải là toàn bộ thành ống mật chủ đã bị tiêu hủy.
Phần lớn các trường hợp mắc phải hội chứng này sẽ có các triệu chứng xuất hiện như: người bệnh bị vàng da, có những cơn đau dữ dội ở hạ sườn bên phải kèm theo sốt cao không dứt, đường mật có dấu hiệu bị viêm nhiễm. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn tới viêm tụy cấp, viêm túi mật cấp rất nguy hiểm cho người bệnh.
Những phương pháp điều trị cho người mắc hội chứng Mirizzi
Để phát hiện hội chứng này, khi cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào như đã nêu trên thì người bệnh cần được đưa tới bệnh viện để tiến hành các kiểm tra. Mirizzi được phát hiện qua các kỹ thuật như: chụp CT, siêu âm ổ bụng; chụp cộng hưởng từ vùng mật tụy. Nếu thấy có sựu giãn nở phía cổ túi mật hoặc có xuất hiện sỏi cùng với sự bất thường kích thước ống mật chủ thì có khả năng bạn đã mắc phải hội chứng Mirizzi này.
Lúc này phương pháp điều trị thường được lựa chọn cho bệnh nhân mắc phải hội chứng Mirizzi là tiến hành phẫu thuật. Phương pháp này nhằm loại bỏ sỏi và viêm, cải thiễn tình trạng tắc nghẽn ống mật chủ, đồng thời làm kín lỗ rò. Tùy vào loại Mirizzi mà bệnh nhân mắc phải mà tiến hành các phẫu thuật khác nhau. Cụ thể là:
– Đối với bệnh nhân mắc Mirizzi loại I: tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn phần túi mật.
– Bệnh nhân Mirizzi loại II: tiến hành cắt túi mật, đồng thời khâu lỗ rò bằng chỉ tự tiêu, tạo hình ống mật chủ với phần túi mật còn lại hoặc tạo ống chữ T nhân tạo.
– Người mắc phải Mirizzi loại III: cũng tiến hành tạo hình ống mật chủ, nếu cần thì tiến hành nối ống mật chủ với tá tràng, sau đó khâu lỗ rò.
– Người mắc Mirizzi loại IV: do toàn bộ thành ống mật đã bị tiêu hủy nên thường sẽ tiến hành nối ống mật chủ với hỗng tràng.
– Nếu bệnh nhân bị viêm đường mật, vàng da tắc mật có thể đặt ống thông để cải thiện tình trạng tắc; kết hợp nội soi lấy sỏi. Trường hợp bệnh nhân không thể làm phẫu thuật thì có thể tiến hành đặt stent.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn