Hen phế quản ở trẻ em thường gặp ở trẻ em trước tuối dậy thì do đặc điểm miễn dịch của trẻ trong giai đoạn này, cơn hen khởi phát gây khó thở, thậm chí tắc thở gây nguy hiểm cho trẻ.
- Tổng hợp những bệnh người cao tuổi thường gặp trong cuộc sống hiện đại
- Bí quyết vàng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Hen phế quản ở trẻ em chăm sóc và điều trị
Nhận biết trẻ bị hen phế quản như thế nào?
Hen phế quản được chia thành 2 loại chính là hen dị ứng ( hen ngoại sinh) và hen không dị ứng ( hen nội sinh). Cơ chế gây hen, triệu chứng và cách điều trị của 2 nhóm này có nhiều khác biệt:
Hen dị ứng là hen liên quan đến dị nguyên xác định ( Bụi nhà, phấn hoa, lông súc vật, nấm mốc, gián, hải sản…) Khi hít phải các dị nguyên này sẽ trực tiếp kích thích các tế bào niêm mạc giải phóng histamin, gây viêm mạn tính đường thở, co thắt cơ trơn phế quản, tăng tiết các chất nhày phế quản và hính thành các nút nhày trong lòng phế quản dẫn đến giảm lưu lượng khí lưu thông trong đường thở.
Hen dị ứng thường gặp trên những người có tiền sử gia đình bị hen, bản thân có tiền sử dị ứng như mày đay, chàm, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn…
Hen xảy ra khi BN có sự tiếp xúc với một hoặc nhiều dị nguyên, khởi phát nhanh chóng đột ngột vơi các dấu hiệu ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi sau đó ho tăng dần, khó thở, tiếng thở cò cử. Nghe phổi thấy có hiện tượng khí phế thũng, nghe phổi có ral rít, ral ngáy. Điều trị bằng thuốc giãn phế quản khỏi nhanh chóng.
Để chẩn đoán xác định hen ngoài các dấu hiệu lâm sàng, các xét nghiệm được thực hiện như: test da dương tính, định lượng IgE đặc hiệu thấy tăng, test gây hen dương tính
Hen không dị ứng hay còn gọi là hen nội sinh liên quan nhiều tới yếu tố thần kinh và thể dịch bên trong cơ thể. Theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, cơn hen thường khởi phát từ từ, các yếu tố xuất hiện cơn hen thường không đặc hiệu như: Nhiễm virus đường hô hấp, viêm VA, tròa ngược dạ dày thực quản, không khí lạnh, virus đường hô hấp… Kích thích thụ thể phó giao cảm tại niêm mạc đường hô hấp gây phản xạ thần kinh – thể dịch gây co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc phế quản, tăng tiết chất nhày phế quản, giảm thể tích khí lưu thông.
Cơn hen thường không nặng nề nhưng ít đáp ứng với thuốc giãn phế quản. Với hen loại này cần tác động vào căn nguyên bằng cách điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, trào ngược dạ dày thì bệnh tình sẽ cải thiện.
Điều trị hen phế quản như thế nào?
Đối với cơn hen cấp gây khó thở, giảm thông khí tùy thuộc vào mức độ mà hướng xử trí là theo dõi, sử dụng thuốc cắt cơn hen hoặc các biện pháp cấp cứu hỗ trợ đường thở khác. Cụ thể corticoid và salbutamon là 2 loại thuốc được dùng để kiểm soát cơn hen phế quản. Các loại thuốc dùng cho hen phế quản thường là thuốc tác dụng tại chỗ được bào chế dạng bình khí dung có định liều sẵn (MDI), bột hít (DPI), dung dịch phun sương. Với những người có tiền sử hen phế quản, cơn hen thường xuất hiện nên mang theo mình thuốc cắt cơn hen để sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Về điều trị lâu dài, biện pháp giải mẫn cảm hay miễn dịch liệu pháp làm cho bệnh nhân không lên cơn hen khi tiếp xúc với dị nguyên bằng cách: Cho bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên từ liều nhỏ nhất sau đó tăng dần để cơ thể thích nghi, dựa trên nguyên lý miễn dịch học.
Đối với người bệnh hen việc giải quyết các vấn đề tâm lý cũng góp phần quan trọng trong điều trị: Giải quyết các stress tâm lý, xóa bỏ những lo lắng về bệnh, tạo niềm tin và kết quả điều trị, tin tương vào tương lai sẽ làm giảm về số cơn hen và mức độ nặng của bệnh.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn