Sâu răng là một trong các bệnh phổ biến, nhất là với trẻ con. Vậy cần dựa vào những dấu hiệu nào để nhận biết bệnh sâu răng?
- Những bệnh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi
- Điểm tên các bệnh người cao tuổi thường gặp hiện nay
- Cách điều trị bệnh lẫn ở người cao tuổi hiệu quả
Dấu hiệu phát hiện tình trạng sâu răng
Điểm mặt những dấu hiệu của tình trạng sâu răng
Sâu răng là sự tiêu hủy men răng và ngà răng tạo lỗ hổng trên răng gây cảm giác đau nhức răng nhiều hơn. Sâu răng thường thấy ở trẻ nhỏ, nhất là răng sữa và thường bị ở răng hàm. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh sâu răng:
Mẻ răng là dấu hiệu của bệnh sâu răng: Đây là dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất vì có thể phát hiện bằng mắt thường. Nhưng khi răng đã bị mẻ có nghĩa là răng đã bị sâu với mức độ khá nặng. Răng bị vi khuẩn ăn mòn và có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau.
Hay mắc kẹt thức ăn ở kẽ hoặc bề mặt răng: Dấu hiệu này thường bị mọi người bỏ qua và không hề hay biết mình đã bị sâu răng. Nhiều người còn nghĩ, mắc kẹt thức ăn ở kẽ răng chỉ đơn thuần do kẽ răng to hoặc do thói quen tăm răng để lại. Thực tế, khi bị sâu răng, vi khuẩn có thể tấn công vào bề mặt răng hoặc hai bên hông răng làm khoảng cách giữa hai răng được nới rộng tạo điều kiến cho thức ăn bị mắc kẹt ở lại gây đau nhức răng. Việc sử dụng tăm lấy đi phần thức ăn mắc này là tự làm bóc lớp men răng gây ra hậu quả răng dễ bị tổn thương và sâu nặng hơn.
Răng ngả màu sẫm: Hiện tượng này biểu hiện việc răng đang thiếu dinh dưỡng hay không được cung cấp chất cần thiết cho tủy. Một trong những nguyễn nhân gây thiểu dưỡng chất cho tủy là do sâu răng, gây rối loạn cung cấp các dưỡng chất cho răng. Nếu thấy hiện tượng này cần đi khám nha khoa để được điều trị kịp thời.
Xuất hiện những đốm trắng đục trên răng: Những đốm trắng này được tạo nên từ việc vi khuẩn sâu răng tấn công. Điều đặc biệt, đây là một trong những dấu hiệu dễ phát hiện nhưng lại ít người quan tâm. Quá trình sâu răng thường bắt đầu với việc vi khuẩn tấn công làm mất các khoáng chất trong đó có canxi gây ra những đốm trắng đục.
Răng ê buốt: Khi uống đồ lạnh hoặc ăn các món có vị đặc trưng như chua, ngọt hoặc đơn giản là khi hít thở bạn có cảm giác ê buốt răng thi đây là dấu hiệu cảnh báo răng đã bị vi khuẩn tấn công dẫn đến sâu răng.
Hôi miệng: Vi khuẩn sâu răng xâm nhập và tấn công cấu trúc răng tạo các lỗ sâu li ti, các lỗ sâu này to dần và trở thành nơi ẩn trú của vi khuẩn và thức ăn dư thừa gây mùi hôi khó chịu cho miệng.
Đau dữ dội khi cắn: dấu hiệu này biểu hiện tình trạng sâu răng đã trở nên khá nặng. Theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, răng đã bị ăn mòn đến tủy gây hiện tượng đau nhức khó chịu. Việc của bạn khi thấy dấu hiệu này là ngay lập tức đến nha khoa để được thăm khám và điều trị hạn chế việc ảnh hưởng sang các răng bên cạnh.
Răng dần mất đi khả năng nhai: khi vi khuẩn sâu răng đã tấn công đến tủy răng làm chân răng bắt đầu hình thành mủ khiến người bệnh cảm thấy đau khi nhai hoặc thậm chí là mất đi khả năng nhai. Dấu hiệu này thường thấy ở người bệnh sâu răng đã cao tuổi.
Làm gì để phòng tránh bệnh sâu răng?
Để hạn chế và phòng tránh bệnh sâu răng việc bạn nên làm đó là hạn chế nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng bằng cách vệ sinh răng đúng cách, đánh răng ngày 2 lần, sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn dư thừa tại các kẽ răng.
Hạn chế ăn đồ ngọt như kẹo bánh, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tạo cho con nhỏ trong gia đình thói quen không ăn kẹo vào buổi tối.
Lựa chọn bàn chải răng và kem đánh răng đúng cách để răng miệng được loại bỏ lượng vi khuẩn tối đa nhất.
Khám sức khỏe răng miệng theo định kỳ để kịp thời phát hiện hiện tượng sâu răng và có biện pháp điều trị kịp thời.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn