Chóng mặt là khái niệm chỉ tình trạng bệnh nhân gặp phải cảm giác choáng váng, thấy mọi thứ quay vòng, hoặc thấy bản thân quay vòng, thường đi kèm cảm giác mất thăng bằng.
- Những bệnh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi
- Điểm tên các bệnh người cao tuổi thường gặp hiện nay
- Cách điều trị bệnh lẫn ở người cao tuổi hiệu quả
Những món ăn đẩy lùi chứng chóng mặt
Chóng mặt không phải là bệnh lý riêng biệt mà là có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Chóng mặt là khái niệm chỉ tình trạng bệnh nhân gặp phải cảm giác choáng váng, thấy mọi thứ quay vòng, hoặc thấy bản thân quay vòng, thường đi kèm cảm giác mất thăng bằng. Theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, chóng mặt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tùy vào nguyên nhân và thể trạng của bệnh nhân mà mức độ biểu hiện của bệnh cũng có sự khác nhau.
Một số món ăn đẩy lùi chứng chóng mặt
Dưới đây là một số món ăn vừa bổ dưỡng vừa có tác dụng là bài thuốc chữa bệnh chóng mặt hiệu quả đã được kiểm chứng qua kinh nghiệm dân gian nhiều năm.
Cháo tiểu mạch, long nhãn:
+ Nguyên liệu: tiểu mạch 50g, táo đỏ 5 quả, long nhãn nhục 15g, đường trắng 20g, gạo nếp 100g.
+ Cách làm: Tất cả vo, rửa sạch, đun tiểu mạch trước với nước cho sôi rồi cho các thứ còn lại vào, thêm nước cho vừa, đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa nấu thành cháo. Khi bắc nồi cháo xuống thì cho đường trắng vào quấy đều, ăn nóng, mỗi ngày 2-3 lần; một đợt điều trị 4-5 ngày.
+ Công hiệu: bổ thận bổ huyết, giải nhiệt bổ tỳ vị, trị thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ.
Cháo cá trê, đậu đen:
+ Nguyên liệu: cá trê 400g, đậu đen xanh lòng 200g, vỏ quýt khô 1 miếng, muối, hành tím, mùi, tiêu bột đủ dùng, gạo nếp 20g.
+ Nguyên liệu: Cá trê đem làm sạch, rửa hết máu. Đậu đen ngâm qua đêm cho nở; trần bì ngâm nước 15 phút cạo sạch lớp vỏ trắng, rửa lại lần nữa để ráo. Gạo nếp vo sạch cho vào nồi cùng cá trê, trần bì, 1 thìa cà phê muối, đổ nước vừa đủ để nấu cháo, đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa đến khi gạo nếp và đậu nở nhừ, nêm thêm muối, đường, hành tím đã nướng chín và bóc vỏ sạch, nấu thêm độ 10 phút nữa, cháo vừa ăn là được. Múc cháo ra bát, cho rau mùi, tiêu, ăn nóng.
+ Công hiệu: bồi bổ cơ thể nhất là gan và thận, chữa người bị tỳ thận suy nhược, hoa mắt chóng mặt, tay chân mỏi nhừ, ù tai, tinh thần suy nhược, đàn ông bị di tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
Canh cá chim:
+ Nguyên liệu: cá chim 500g, gừng, hành, bột ngọt, muối, rượu vừa đủ.
+ Cách làm: Mổ cá rửa sạch cho vào nồi, cho rượu, gừng, hành thái đoạn, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi, sau chuyển đun nhỏ lửa nấu tới chín nhừ, cho bột ngọt, gia vị là được. Ăn cá uống canh.
+ Công hiệu: bổ huyết kiện tỳ, chữa tỳ vị hư nhược, váng đầu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi ăn ít, khó tiêu.
Canh cá trắm nấu bí xanh:
+ Nguyên liệu: thịt cá trắm 250g, nửa cân bí xanh, gia vị dầu, muối vừa đủ. + Cách làm: Sơ chế và rán sơ cá trắm. Bí xanh rửa sạch, thái nhỏ cho vào cùng với cá, đổ nước vừa đủ hầm 3-4 giờ, cho muối, gia vị là được. Ăn trong ngày. Công hiệu: bình can trừ phong, lợi tiểu thanh nhiệt, trị các chứng đau đầu hoa mắt chóng mặt, tăng huyết áp, viêm thận, thủy thũng.
Canh thịt dê:
+ Nguyên liệu: thịt nạc dê 300g, đương quy 20g, gừng 12g.
+ Cách làm: Thịt dê thái miếng vừa ăn; đương quy rửa sạch bụi. Đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi, cho thịt dê, đương quy, gừng vào, đặt nồi lên bếp nấu cho sôi, sau đó hạ nhỏ lửa, đậy nắp nồi để trong 2 giờ rồi nêm muối cho vừa ăn. Múc nước canh uống nóng trước khi ăn cơm.
+ Công hiệu: dưỡng huyết, hoạt huyết, bổ trung, ích khí, làm ấm người, thích hợp với người bị dương suy, thân hư, phụ nữ cơ thể yếu sau khi sinh đẻ mất máu, mệt mỏi, đau lưng, nhức đầu, ù tai, hoa mắt chóng mặt, thống kinh, kinh nguyệt không đều.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn