Nấm da hay còn gọi là hắc lào, là bệnh da liễu do nấm gây ra. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và thẩm mỹ của người bệnh.
- Những loại nước ép trái cây “đầu bảng” tốt cho sức khỏe người cao tuổi
- Học “lỏm” những cách nấu các món chay thông dụng
- Một số bài thuốc từ lá mơ lông chữa kiết lỵ
Mức độ nguy hiểm của căn bệnh nấm da
Bệnh nấm da là bệnh gì?
GV Nguyễn Thảo – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ tại tin tức y tế như sau: “Nấm da (hắc lào) là bệnh gây ra bởi các loại nấm khác nhau dẫn đến tình trạng tổn thương da. Tùy từng loại nấm mà sẽ gây ra ảnh hưởng ở các vùng khác nhau. Bệnh nấm da được đặt tên theo các bộ phận mà bệnh nấm xuất hiện, ví dụ như nấm da toàn thân, nấm da đầu, nấm da chân… Bệnh thường xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể và gây ra không ít khó chịu cũng như bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.”
Đối tượng mắc bệnh nấm da
Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh nấm da. Tuy nhiên có một số trường hợp tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn như:
- Người sinh hoạt ở những nơi nóng và ẩm ướt như hồ bơi.
- Dùng chung vật dụng cá nhân của người khác như khăn tắm, quần áo hoặc các vật dụng thể thao.
- Thường xuyên tiếp xúc với động vật bị nhiễm nấm da.
Bệnh nấm da là bệnh gì?
Đường lây truyền nấm da
Bệnh rất dễ lây lan từ người sang người qua tiếp xúc qua da với thú vật, người mắc bệnh hoặc do tiếp xúc với nấm trong không khí. Bệnh nấm da cũng rất dễ tái phát và càng những lần mắc sau diễn biến của bệnh càng phức tạp hơn. Vì vậy cần đi khám sớm để có phương pháp điều trị dứt điểm và kịp thời.
Triệu chứng của bệnh nấm da
Theo mục tin sức khỏe cho thấy các triệu chứng thường gặp ở bệnh nấm da là ngứa và có xuất hiện tình trạng tróc vảy hoặc bong tróc ở da. Đồng thời, trên da sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước hình tròn và đem lại cảm giác ngứa nhiều vào buổi tối hoặc khi thời tiết nóng bức.
Người bệnh khi mắc nấm da thường có phản xạ gãi do ngứa nên dễ gây nhiễm trùng nên thường xuất hiện triệu chứng như sưng mủ có cảm giác đau nhức và nóng rát; sốt không rõ nguyên nhân; bệnh có xu hướng lan rộng…
Nguyên nhân làm cho bệnh nấm da xuất hiện
Bệnh nấm da do một số loại nấm rất nhỏ có tên gọi là dermatophytes gây ra. Nấm này có khả năng phát triển thuận lợi hơn trong môi trường nóng ấm và ẩm ướt. Những người có da dầu hoặc có hệ miễn dịch yếu cũng dễ bị nấm da hơn bình thường.Tiếp xúc với người bị bệnh nấm da cũng có thể gây ra bệnh.
Điều trị bệnh nấm da
Sau khi bác sĩ da liễu thăm khám biết được tình trạng bệnh của bệnh nhân, tùy từng trường hợp sẽ đưa ra phương thuốc điều trị hợp lý. Cụ thể:
Đối với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không kê toa như kem, thuốc mỡ bôi da, hoặc bột trị nấm…
Điều trị bệnh nấm da
Đối với trường hợp bệnh nặng hơn, bác sĩ cũng có thể chỉ định kê đơn kem trị nấm để thoa lên vùng da bị nhiễm như griseofulvin hay terbinafine. Khi được chỉ định dùng các loại thuốc này, bệnh nhân phải dùng thuốc kiên trì và đều đặn cho đến khi khỏi hoàn toàn bệnh, nếu không bệnh sẽ rất dễ tái phát gây khó khăn trong việc chữa trị.
Ngoài việc sử dụng thuốc của bác sĩ, người bệnh cũng nên biết cách chăm sóc và vệ sinh da thật sạch trong suốt quá trình điều trị như:
- Sử dụng kem chống nấm, kem dưỡng da kết hợp với một vài loại thuốc corticosteroid để giảm ngứa.
- Sử dụng quần áo, tất dễ thấm hút mồ hôi.
- Không mặc quần áo quá chật.
- Giữ cho da luôn khô và sạch sẽ bằng việc tắm hàng ngày và lau thật khô sau khi tắm.
- Thường xuyên vệ sinh khăn, tất, quần áo lót… phơi thật khô dưới ánh nắng để diệt khuẩn.
- Hạn chế sự lây nhiễm bệnh tuyệt đối không dùng chung khăn, quần áo, tất….
Có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường rau xanh và trái cây nhằm để đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn