Bệnh uốn ván được biết tới là do hoạt động của vi khuẩn gây ra, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh của người bệnh. Đây là một trong các bệnh có tỉ lệ tử vong cao!
- Tất tần tật thông tin về bệnh đái tháo đường thai kỳ
- Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh hôn mê gan
- Khả năng hồi phục khi điếc đột ngột
Những nguy hiểm đến từ uốn ván và những điều cần biết
Dấu hiệu và biến chứng của uốn ván
* Khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập, các triệu chứng có thể bùng phát bất cứ lúc nào, có thể là một ngày hoặc một vài tuần sau đó. Thông thường sẽ ủ bệnh từ 7-8 ngày, các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đã mắc vi trùng uốn ván như:
- Đầu tiên khi mới có triệu chứng đầu tiên xuất hiện, người bệnh bị co cứng dần các cơ từ cơ hàm đến cơ cổ. Sau đó bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong ăn uống, khó nuốt thức ăn rồi dẫn dần cứng đến các cơ bụng.
- Ngoài ra còn có các dấu diệu đi kèm như: bệnh nhân sốt cao, đổ mồ hôi, huyết áp tăng lên, nhịp tim rối loạn… khi đó cần tới gặp bác sĩ để được điều trị.
* Khi bệnh uốn ván đã làm tổn thương hệ thần kinh thì biến chứng nó gây ra vô cùng nguy hiểm cho người bệnh:
Dấu hiệu và biến chứng của uốn ván
- Người bệnh bị tê liệt các cơ lâu ngày dẫn tới mất kiểm soát các cơ có thể dẫn tới liệt cơ quan, tàn tật vĩnh viễn.
- Hệ thần kinh bị tấn công gây tổn thương não bộ, có thể dẫn tới bại não.
- Sự co thắt trầm trọng của các cơ có thể dẫn tới tổn thương các cơ quan khác nhau trong cơ thể, người bệnh rơi vào trạng thái nghiêm trọng nếu như tổn thương xảy ra tại phổi, hệ tiêu hóa, hoặc hệ tim mạch.
Uốn ván gây ra do đâu?
Theo tin sức khỏe cho thấy, Clostridium tetani là vi khuẩn gây bệnh uốn vá, chúng có ở khắp mọi nơi như trong đất, trong phân động vật, thậm chí có cả trong cả bụi. Khi vết thương của người hoặc động vật không được bảo vệ nó có thể xâm nhập vào. Khi vi trùng này xâm nhập vào vết thương sâu, bào từ của chúng sẽ sinh trưởng và tiết ra độc tố tetanospasmin. Đây là một loại độc tố mạnh, nó có khả năng tấn công các tế bào thần kinh vận động, gây tê liệt các cơ. Ngoài ra còn có kèm theo một số yếu tố nguy cơ dẫn tới vi trùng uốn ván phát triển như:
- Người bệnh không được tiêm vaccine trước đó, cơ thể không có kháng thể chống lại Clostridium tetani.
- Vết thương bị hở tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh khác tấn công vào sâu bên trong.
- Cơ thể bị tổn thương bởi các vật không sạch như: đi trời mưa bị giẫm vào mảnh vỡ, giẫm vào đinh…cũng có thể là do các dụng cụ y tế, dụng cụ xăm hình không sạch, nhiễm trùng nha khoa, hoặc do động vạt cắn…
- Vết thương bị nhiễm trùng do vệ sinh không sạch, xử lý vết thương chậm…
Phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị uốn ván
Vi trùng uốn ván hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, những biện pháp điều trị chủ yếu là ngăn chặn sự phát triển, điều trị triệu chứng:
Phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị uốn ván
- Khi bị thương cần làm sạch vết thương, kiểm soát chảy máu, đặc biệt là vết thương sâu, lớn thì nên tới cơ quan y tế để được hỗ trợ.
- Dùng thuốc globulin để kháng độc của vi khuẩn uốn ván, hoặc dùng kháng sinh để chống lại vi khuẩn, dùng thuốc an thần để kiểm soát sự ảnh hưởng đến các cơ.
- Ngoài ra để giúp các cơ điều hòa hoạt động của các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn hạn chế bị co thắt, có thể dùng thuốc chẹn beta, magie sulfat.
- Tiêm vaccine phòng ngừa uốn ván nếu chưa được tiêm hoặc tiêm chủng tên 10 năm, việc tiêm vaccine hãy tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ.