Tất tần tật thông tin về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra một số tai biến sản khoa rất nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi trong bụng. Do đó việc phát hiện sớm và quản lý tốt tiểu đường thai kỳ giúp tăng khả năng bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi.

Đái tháo đường thai kì là gì?

Đái tháo đường thai kì là gì?

Đái tháo đường thai kì là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, tiểu đường thai kì là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết dẫn đến tăng lượng đường huyết trong thời kỳ mang thai.

Bình thường, sau khi ăn, lượng đường trong máu của chúng ta sẽ tăng lên. Để đáp ứng với tình trạng này, tuyến tụy sẽ tiết ra một hoormon có tên gọi là insulin, giúp đưa đường vào trong tế bào và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động, từ đó giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định trong giới hạn cho phép.

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ bị mắc đái tháo đường là do những hoormon của nhau thai tiết ra làm giảm sự nhạy cảm của insulin đối với tế bào, còn được gọi là hiện tượng đề kháng insulin. Khi hoạt động của insulin trở nên kém hiệu quả, lượng đường trong máu sẽ tăng cao và tạo tiền đề để phát triển bệnh đái tháo đường. Thông tin này cũng được đăng tải trên nhiều trang tin tức sức khỏe và nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ

Đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ

Đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ

  • Phụ nữ ở lứa tuổi trên 30.
  • Tiền sử đẻ con to >= 4kg.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Phụ nữ dân tộc thiểu số bao gồm thổ dân Úc, dân ở các quần đảo trên Thái Bình Dương, người Châu Á, Philiipines, Ấn độ, Trung Quốc, Trung Đông hoặc Việt Nam.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
  • Đã từng bị bệnh tiểu đường thai kì trong lần mang thai trước.

Cách nhận biết dấu hiệu đái tháo đường thai kì là gì?

Mặc dù bệnh tiểu đường thai kì hầu như không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng nào đáng chú ý, nhưng cũng có những trường hợp có thể xuất hiện các biểu hiện tương tự như người bệnh tiểu đường tuyp 1 hoặc bệnh tiểu đường tuyp 2. Vì vậy, nếu nhận thấy một số dấu hiệu sau đây, bạn nên sớm đi gặp bác sĩ để được kiểm tra về bệnh đái tháo đường:

  • Thường xuyên có cảm giác khát nước; tỉnh giấc giữa đêm để uống thật nhiều nước.
  • Đi tiểu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các bà bầu bình thường khác, lượng nước tiểu mỗi lần cũng nhiều.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm, ngứa ngáy khó chịu và khó điều trị bằng các thuốc thông thường.
  • Các vết trầy xước, vết thương khó lành.
  • Thường xuyên thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức; kèm theo sụt cân
  • Nước tiểu có nhiều kiến bu…

Những dấu hiệu trên thường dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu bình thường của phụ nữ khi mang thai. Vì vậy, cách tốt nhất để chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh tiểu đường thai kì vẫn là phải xét nghiệm máu định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Cách nhận biết dấu hiệu đái tháo đường thai kì

Cách nhận biết dấu hiệu đái tháo đường thai kì

Lưu ý

  • Thông thường, thai phụ sẽ phải làm xét nghiệm đường máu vào tuần thứ 24 – 28 của thai kì. Nếu bạn thuộc đối tượng có nguy cơ cao, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn làm xét nghiệm ở một thời điểm sớm hơn hoặc ngay trong lần khám thai đầu tiên để giúp phát hiện sớm bệnh.
  • Để chẩn đoán chính xác đái tháo đường thai kì, bạn sẽ được làm xét nghiệm chỉ số đường huyết khi đói và nghiệm pháp dung nạp glucose, đo đường huyết sau 1h và 2h.
  • Điều quan trọng để giúp mẹ bầu kiểm soát được lượng đường trong máu đó là biện pháp thay đổi chế độ ăn kết hợp với thường xuyên rèn luyện thể chất. Đồng thời việc khám sức khỏe thường xuyên và kiểm tra mức độ đường máu ở nhà cũng giúp bạn phát hiện sớm và phòng tránh được chứng tiểu đường thai kỳ và bệnh đái tháo đường type 2 sau này.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *