Táo bón là một trong những triệu chứng rất phổ biến của bệnh lý hệ thống tiêu hóa, bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng hay gặp nhất ở người cao tuổi.
- Những triệu chứng báo hiệu sự nguy hiểm bệnh Alzheimer ở…
- Dinh dưỡng cho người cao tuổi như thế nào là hợp…
- Bệnh cao huyết áp và những điều bạn cần phải biết
Bạn biết gì về chứng bệnh táo bón ở người cao tuổi
Người cao tuổi thường có xu hướng ăn ít chất xơ hơn do khả năng nhai nuốt và tiêu hóa kém. Vì lượng chất xơ trong khẩu phần ăn giảm nên dễ dàng bị táo bón. Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhưng gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân.
Khi nào được gọi là táo bón?
Táo bón là bệnh đi ngoài khó khăn, y học cố truyền gọi là “tiện bí”. Ở nhiều người, táo bón chỉ đơn thuần có nghĩa là ít đi đại tiện. Tuy nhiên, đối với một số người khác táo bón có nghĩa là phân cứng, phân khô đi đại tiện phải gắng sức rặn, đi ngoài mà phân không ra hoặc là ra nhưng phân rất ít, cũng có thê phân ra thành từng cục nhỏ li ti hay là cảm giác còn phân trong ruột sau khi đi đại tiện.
Số lần đi đại tiện thường giảm dần theo tuổi. Trong thực tế có thể hiểu được gọi là bị táo bón khi quá 3 ngày chưa đi ngoài hoặc đi ngoài dưới 3 lần trong một tuần, có thể có từng cơn đau quặn bụng, phân rắn, mỗi khi đi ngoài phải rặn mạnh.
Theo các chuyên gia, táo bón là rối loạn tiêu hóa khá phổ biến ở người cao tuổi. Có ít nhất 25% người cao tuổi là nam và 34% người cao tuổi là nữ phải chịu đựng những tác hại do táo bón gây ra. Bạn nên biết rằng chứng táo bón gây nên biết bao rắc rối và khó chịu cho sức khỏe người cao tuổi. Vậy nguyên nhân và biến chứng táo bón như thế nào?
Bệnh táo bón là bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Nguyên nhân gây nên bệnh táo bón của người già
Có rất nhiều những nguyên nhân có thể dẫn đến chứng bệnh táo bón của người già. Bạn nên biết rằng nguyên nhân căn bệnh này không phải tự nhiên mà có. Sau đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến căn bệnh táo bón.
- Uống nước không đầy đủ
Người cao tuổi thường rất ít uống nước nhất là những người bị mắc bệnh tiểu đêm, u xơ tuyến tiền liệt vì người già rất ngại mắc tiểu vào ban đêm làm mất ngủ và không ngủ lại được. Và chính vì nhịn uống nước và uống ít nước nên bệnh táo bón càng có cơ hội để hoành hành.
- Ít vận động
Việc thường xuyên vận động của người già là rất cần thiết. Bởi khi vận động sẽ làm cho mọi cơ quan của cơ thể hoạt động một cách đều đặn.
Nhưng có những trường hợp vì lý do nào đó ít vận động, ví dụ như, chân tay thường sẽ yếu hơn và có thể mắc một số căn bệnh về xương khớp, đau lưng, thoái hóa cột sống khiến cho những vận động của người già trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Chính vì lý do đó có thể dẫn đến căn bệnh táo bón ở người cao tuổi.
- Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp
Đây là một trong những nguyên nhân không thể không kể đến, gây nên chứng bệnh táo bón cho người già. do khả năng nhai nuốt và tiêu hóa kém nên người cao tuổi thường có xu hướng ăn ít chất xơ hơn. Cũng có thể do yêu cầu trong điều trị một bệnh nào đó nhưng người bệnh lại kiêng khem quá mức.
Vì lượng chất xơ trong khẩu phần ăn giảm nên dễ dàng bị táo bón. Chế độ ăn ít rau xanh và hoa quả tươi, ăn ít hoặc chán không muốn ăn nên chất cặn bã ít, phân ít không tạo được phản xạ co bóp của đại tràng. Ăn những loại thức ăn có nhiều chất béo như: bơ, sữa, đường tinh chế và thức ăn ít chất xơ, ăn nhiều chất cay, nóng (ớt, hành, hồ tiêu), uống nhiều rượu, bia.
Người già rất dễ mắc bệnh táo bón
- Mắc bệnh trĩ
Người cao tuổi khi mắc bệnh trĩ thì thường có thói quen là nhịn đi vệ sinh vì sợ đau và chảy máu. Khi nhịn đại tiện lâu và nhiều lần sẽ giảm phản xạ đại tiện, gây tích trữ phân dẫn đến táo bón.
Bệnh nhân càng bị táo bón, đi ngoài càng đau và càng dễ chảy máu, kết quả là bệnh nhân càng nhịn đi đại tiện và táo bón ngày càng tiến triển và trở thành vòng luẩn quẩn không bao giờ chữa khỏi.
- Do suy giảm chức năng sinh lý
Chức năng sinh lý sẽ giảm dần theo năm tháng như cơ hoành, cơ vùng xương chậu yếu đi, các dịch bài tiết của đường ruột cũng giảm đáng kể dịch vị, dịch mật, dịch ruột; sự co bóp của cơ trơn đường tiêu hoá ngày càng yếu dần hoặc có hiện tượng nứt nẻ hậu môn…
- Do tác dụng phụ của thuốc
Có một sự thật là thuốc như một người bạn của người già những khi sử dụng các thuốc có chất tannin, thuốc chống trầm cảm, thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày có chứa nhôm, lạm dụng một số thuốc có tác dụng nhuận tràng, do dùng nhiều quá không có tác dụng nhuận tràng như mong muốn cũng là nguyên nhân gây ra bệnh táo bón ở người cao tuổi.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh táo bón
Biến chứng nguy hiểm của bệnh táo bón
Ở người cao tuổi, chứng bệnh táo bón có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những trường hợp nhẹ thì chỉ bị chán ăn, mệt mỏi, chướng bụng, buồn nôn, tâm trạng bất ổn, hay cáu gắt. Hoặc nặng hơn thì có thể gây nên tắc ruột, giãn đại tràng, sa trức tràng, trĩ.. Ngoài ra, táo bón còn có thể gây ra những biến chứng tim mạch nguy hiểm như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim do cố sức rặn đi cầu quá mức.
Táo bón nếu để lâu ngày không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra viêm đại tràng mãn tính, ung thư đại tràng đặc biệt là bệnh trĩ. Chính vì thế mà bạn không nên coi thường chứng bệnh táo bón này. Hãy quan tâm, chia sẻ với người lớn tuổi trong gia đình, để có chế độ ăn uống phù hợp. Chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi thật tốt.
Phòng bệnh táo bón ở người cao tuổi
Phòng bệnh táo bón ở người cao tuổi
Một trong những bí quyết sống khỏe để đề phòng bệnh táo bón hoặc giảm dần bệnh táo bón nên ăn nhiều rau trong mỗi bữa ăn. Có chê độ ăn uống hợp lý, uống đủ nước, ăn vừa đủ lượng xơ (lượng xơ cho thức ăn là rất cần thiết, tuy nhiên, nếu lượng xơ quá nhiều sẽ gây táo bón). Ngoài ra nên ăn các thức ăn có tác dụng nhuận tràng như rau mùng tơi, rau và củ khoai lang…
- Không nên uống rượu, bia; không ăn chất cay, nóng như: ớt, hành, hồ tiêu.
- Nên ăn một số quả như cam, quýt, đu đủ chín, dưa chuột, mướp đắng, mướp. Chuối chín hoặc củ khoai lang luộc cũng có giá trị đáng kể trong việc phòng bệnh táo bón.
- Những người có bệnh được bác sĩ chỉ định dùng thuốc mà có tác dụng phụ gây bệnh táo bón thì cần dùng đúng chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng thuốc và khi có hiện tượng tác dụng phụ gây táo bón, cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí thích hợp tránh để táo bón kéo dài xảy ra. Có thể uống kèm với men tiêu hóa để tránh mắc táo bón.
- Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày sau mỗi bữa ăn sáng. Không nên ngồi lâu mỗi lần đi tiêu. Hàng ngày nên tập thể dục nhẹ nhàng tùy theo sức của mình. Có thể đi bộ trong sân, trong nhà hoặc tốt hơn là ở công viên, đường vắng xe cộ qua lại.
- Các bài tập thê dục dành cho người già và các bài tập dưỡng sinh cũng rất hữu ích cho việc phòng chống táo bón.
- Khi bị táo bón các cụ cũng có thể dùng những bài xoa bóp vùng bụng dưới trước lúc di ngủ và sáng ra lúc tỉnh dậy. Hãy nằm ngửa, xoa vùng bụng dưới theo vòng tròn 50 lần thuận chiều kim đồng hồ, 50 lần ngược chiêu kim đồng hồ. Việc xoa bóp vùng bụng dưới có tác dụng kích thích nhu động ruột và sự vận chuyến của phân, bài xoa bóp này rất hữu ích với những cụ quá yếu và bệnh liệt giường.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn