Cùng với tuổi tác thì các cơ quan của cơ thể đều bị suy giảm chức năng khiến người cao tuổi hay bị rối loạn tiêu hóa. Vậy cần làm gì để phòng trách bệnh một cách hiệu quả?
- Tổng hợp những bệnh người cao tuổi thường gặp trong cuộc sống hiện đại
- Bí quyết vàng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cách xử lý bệnh rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi
Cùng với tuổi tác thì các cơ quan của cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng đều bị suy giảm chức năng, đó là một trong những nguyên nhân chính khiến người cao tuổi hay bị rối loạn tiêu hóa với triệu chứng: ăn không ngon, đầy bụng chướng hơi, tiêu chảy, viêm loét dạ dày tá tràng, táo bón…
Hậu quả của rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi
Người cao tuổi dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa do chức năng cơ học của hệ tiêu hóa bị suy yếu như răng yếu nên không nhai kỹ được thức ăn, nhu động của thực quản yếu nhu động dạ dày, ruột suy giảm nên việc nhào trộn và vận chuyển thức ăn bị chậm. Bên cạnh đó théo bí quyết sức khỏe cho rằng, chức năng tiết các dịch tiêu hóa như nước bọt, dịch vị, dịch tụy, dịch mật, dịch ruột, lượng máu tới các cơ quan này bị giảm sút nên khả năng tiêu hóa thức ăn bị kém, từ đó dẫn đến việc hấp thu các chất rất kém.
Những rối loạn tiêu hóa ở người già nếu chỉ bị trong thời gian ngắn khoảng 2 – 3 ngày thì nhìn chung không gây biến chứng gì đặc biệt nếu được điều trị kịp thời và dứt điểm. Nhưng nếu để kéo dài sẽ khiến cho việc cung cấp chất dinh dưỡng bị thuyên giảm và bệnh nhân sẽ bị suy kiệt và làm nặng thêm các bệnh mạn tính đang có. Ngoài ra, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng bị giảm sút do cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém ngon, lúc nào cũng lo lắng về bệnh tật dẫn đến đau đầu, mất ngủ triền miên, mất hứng thú với cuộc sống, mất tập trung, dễ cáu gắt….
Các biện pháp dự phòng bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi
Có thể dự phòng bệnh người cao tuổi thường gặp như rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi bằng một số biện pháp như tuân thủ một chế độ ăn hợp lý. Cụ thể: Hạn chế mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật; Không nên ăn quá nhiều các loại thịt đỏ khó tiêu như thịt bò, thịt trâu; Nên ăn quả tươi như đu đủ, chuối, cam, rau xanh, ngũ cốc, hạt vừng, lạc; Ăn thêm những loại đạm dễ tiêu như tôm cá, thịt lợn và chất béo như dầu thực vật.
Các biện pháp dự phòng bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi
Thức ăn nên chế biến kỹ đảm bảo vệ sinh và độ chín cần thiết. Không nên ăn những thức ăn chế biến dưới dạng tái, gỏi bởi vì những loại thức ăn này rất dễ gây chướng bụng đầy hơi. Không nên ăn dồn ép mà nên chia nhỏ bữa sao cho số lượng vừa đủ, đảm bảo đều đặn hàng ngày. Tránh ăn những thức ăn lạ mà cơ thể chưa quen. Thức ăn luôn đảm bảo nóng sốt sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu được dễ dàng. Không uống rượu bia hoặc các chất uống có cồn khác.
Ngoài ra, việc tập luyện thể dục nhẹ nhàng, tăng cường vận động phù hợp với sức khỏe, khí công dưỡng sinh… cũng là những biện pháp tốt giúp cho việc tiêu hóa ở người cao tuổi được dễ dàng.
Khi thấy có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược TPHCM