Bệnh dại một khi đã lên cơn dại thì không thể cứu sống. Vì vậy, cần sớm phát hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh để kịp thời điều trị cho người bệnh.
- Một số bài thuốc từ lá mơ lông chữa kiết lỵ
- Cải thiện dinh dưỡng cho người già bằng những món tráng miệng ngon dễ làm
- Đồ ăn chay món ngon tốt cho sức khỏe người già
Các triệu chứng của bệnh dại là gì?
Biểu hiện lâm sàng của bệnh dại là gì?
Bệnh dại thường có những biểu hiện lâm sàng sau đây:
Thời kỳ ủ bệnh
Có thể thay đổi từ 12 ngày đến 1 năm, thường là 2 đến 3 tháng, kể từ ngày bị cắn. Thời kỳ ủ bệnh ngắn hay dài tuỳ thuộc vào vị trí của vết cắn, tình trạng nặng nhẹ của vết thương và lượng virus được truyền sang người. Nếu bị cắn ở chân thì thời kỳ ủ bệnh dài hơn ở đầu và mặt.
Theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe, trước khi phát bệnh có thể có tiền triệu: lo lắng, thay đổi tính tình, có cảm giác đau nhức ở nơi bị cắn.
Thời kỳ phát bệnh
Người bị dại có thể biểu hiện 2 thể lâm sàng: thể hung dữ hoặc thể liệt.
Thể hung dữ: Bệnh nhân gào thét, hoang tưởng, đập phá lung tung, co cứng, run rẩy tứ chi, co giật. Tăng cảm giác của các giác quan, sợ gió, sợ nước, co thắt thanh quản. Khát không dám uống, chỉ nhìn thấy hoặc nghe tiếng nước chảy cũng gây co thắt họng và rất đau. Tình trạng này tăng lên mỗi khi có kích thích dù rất nhỏ vào các giác quan như: luồng gió nhẹ, mùi vị, ánh sáng…Sốt tăng dần, tăng tiết đờm dãi, rối loạn tim mạch và hô hấp, xuất hiện nhiều ảo giác. Các triệu chứng trên xuất hiện thành từng cơn, ngày càng dày hơn, mạnh hơn. Bệnh nhân thường tử vong sau 3-5 ngày.
Thể liệt: ít gặp hơn thể trên. Bệnh nhân thường nằm im, hay có liệt hướng thượng: đầu tiên liệt chi dưới, sau đó rối loạn cơ vòng rồi liệt chi trên, liệt hô hấp. Tử vong thường do ngạt.
Cách chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả
Dựa vào tin tức sức khỏe khác khách có thể dựa vào các yếu tố sau: Có tiền sử bị súc vật (chó, mèo…) cắn, cào, liếm hoặc làm thịt các súc vật có biểu hiện bị dại như: chó, mèo đột ngột trở nên hung dữ không có lý do, cắn xé lung tung, cắn nhiều người hoặc thay đổi tính nết như ủ dột, nằm xó tối.
Xét nghiệm:
- Xác định virus dại từ các bệnh phẩm: nước mắt, nước bọt, dịch não tủy, mảnh sinh thiết não bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang.
- Phân lập virus dại từ các bệnh phẩm trên bằng phương pháp nuôi cấy tế bào. Thực tế cả 2 phương pháp trên ít được áp dụng và khó thực hiện.
- Nếu bệnh nhân tử vong: Tìm tiểu thể Negri trong não ở vùng sừng Amon và các tổn thương viêm não bằng kính hiển vi điện tử.
Cách chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả
Cách Điều trị và dự phòngbệnh dại hiệu quả
Hiện nay chưa có thuốc gì có thể cứu sống bệnh nhân khi đã lên cơn dại. Do đó tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại là cách duy nhất để dự phòng cho người bị súc vật nghi dại cắn.
Để phòng bệnh dại cần phải:
- Kiểm soát súc vật nghi dại
- Phải tiêm vắc xin trừ dại cho những người bị chó khả nghi cắn.
- Kiểm soát súc vật nghi dại
- Cấm thả chó rong ngoài đường phố, phải bắt giam hoặc giết chó chạy
- Diệt chó dại
- Tiêm vaccine phòng dại cho chó.
- Nếu phát hiện ra súc vật bị dại phải giết tất cả chó và mèo đã bị súc vật đó cắn hoặc tiêm vaccine chống dại và cách ly theo dõi 10-15 ngày.
Ngoài ra, nếu súc vật dại chết phải chôn xác cẩn thận để bảo vệ súc vật khác, chuồng nhốt súc vật đó phải được tẩy uế.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn