Bệnh Alzheimer để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi đang tăng “chóng mặt” báo động trên toàn thế giới.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nỗi ám ảnh thường trực của…
- Tổng hợp những bệnh người cao tuổi thường gặp trong cuộc…
- Bí quyết vàng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Bệnh Alzheimer ở người cao tuổi đang gia tăng chóng mặt
Số người mắc bệnh Alzheimer ngày càng tăng, theo các chuyên gia dự đoán tỷ lệ mắc bệnh này sẽ không có dấu hiệu sụt giảm, thậm chí còn tăng cao. Vào năm 2050 tỷ lệ mắc bệnh là cứ 85 người thì lại có 1 người mắc bệnh Alzheimer.
Bệnh Alzheimer là gì?
Theo các chuyên gia chăm sóc Sức khỏe người cao tuổi cho biết: bệnh Alzheimer là một dạng bệnh thoái hóa các tế bào thần kinh thuộc não bộ. Căn bệnh này gây hiện tượng suy giảm trí nhớ, giảm khả năng phán đoán, nhận thức và các rối loạn về tác phong. Do đó, khi người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer thì cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt hơn những bệnh nhân khác rất nhiều.
Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer ở người cao tuổi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer ở người cao tuổi, chúng ta hãy cùng điểm mặt một số nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này:
Yếu tố sinh học của não
Theo các nghiên cứu khoa học, trong não của người bị bệnh Alzheimer đã phát hiện thấy có sự thiếu hụt rất nhiều các tế bào thần kinh và thể tích của vùng não có vai trò chi phối trí nhớ cũng bị giảm sút đáng kể. Khi quan sát các mô não dưới kính hiển vi điện tử các nhà nghiên cứu y học đã phát hiện thấy các mô não bị tổn thương: các sợi dây thần kinh bị thoái hóa và bị phá hủy chỉ còn lại là những ống nhỏ gây cản trở quá trình vận chuyển dinh dưỡng để nuôi sống các tế bào thần kinh. Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer là do hai loại protein chính có tên gọi là TAU và beta Amyloid, chúng tích tụ và kết đám thành những mảng keo protein. Những mảng keo này tồn tại ngay xung quanh các tế bào thần kinh đã bị chết, ngăn chặn việc vận chuyển các chất cần thiết trong quá trình truyền tín hiệu thần kinh qua mang tế bào như ion kali, natri, calcium gây ra bệnh Alzheimer.
Yếu tố gen
Bệnh Alzheimer là căn bệnh người cao tuổi thường xuyên mắc phải, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer là do các yếu tố gen gây ra
Gen được các nhà nghiên cứu khoa học chia làm hai loại:
- Gen khiến cho bệnh Alzheimer xuất hiện sớm bao gồm gene kiểm soát APP, đột biến gen PS1, PS2
- Gen kìm hãm sự khởi phát của bệnh Alzheimer, khiến cho bệnh xuất hiện muộn hơn ApoE2, ApoE3, ApoE4.
Ngoài hai yếu tố gen gây ra bệnh Alzheimer nêu trên thì các nguyên nhân khác như sự suy giảm hormone sinh dục nữ estrogen, môi trường, các bệnh lý, tâm lý như trầm cảm, sự thiếu hụt vitamin nhóm B, chấn thương sọ não… cũng là nguyên nhân chính gây bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer ở người cao tuổi
Triệu chứng gây bệnh Alzheimer ở người cao tuổi
Để nhận biết bệnh Alzheimer ở người cao tuổi, gia đình và người thân có thể dựa vào các triệu chứng bệnh sau:
- Người mắc bệnh Alzheimer thường hay quên, chậm chạp, không thể tập trung và không được nhanh nhẹn, linh hoạt
- Quên tên các đồ vật trong nhà và tên quên của người thân trong gia đình…
- Nói lắp lời, khó khăn trong việc nói chuyện, giao tiếp hàng ngày
- Giảm khả năng viết, viết tay run run dần dần không cẩm nổi bút để viết.
- Mất khả năng vận động điều khiển các động tác tay chân.
- Dáng đi chậm chạp, lê bước, động kinh cơ co giật.
Khi bệnh Alzheimer ở người cao tuổi nặng tới giai đoạn muộn thì người bệnh dễ dẫn tới tình trạng thực vật, mất sự hoạt động, chức năng làm việc của các cơ quan bên trong nội tạng như dạ dày, tá tràng, gan và mật.
Cách chăm sóc và điều trị bệnh Alzheimer ở người cao tuổi
Trên thị trường dược phẩm, hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh Alzheimer mà chỉ có cách làm giảm tốc độ phát triển của bệnh và phòng ngừa nhưng biến chứng do bệnh gây ra. Nhưng khi người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer thì dần dần họ cũng sẽ mất khả năng chăm sóc bản thân. Chính vì vậy, việc chăm sóc những người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer cần phải thận trọng và lưu tâm rất nhiều.
Trong giai đoạn đầu tiên và giai đoạn giữa bệnh Alzheimer, việc thay đổi môi trường sống và lối sống có thể tăng tính an toàn cho bệnh nhân và giảm gánh nặng cho người chăm sóc. Người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer có thể không có khả năng tự ăn uống, vì vậy, chế độ dinh dưỡng người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer cần được đẩm bảo hơn nữa. Do đó, việc ăn uống của người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer này cần rất nhiều sự hỗ trợ từ gia đình và nhân viên y tế
Khi bệnh Alzheimer tiến triển, sức đề kháng bị kém đi, người cao tuổi dễ dàng mắc các bệnh khác như bệnh răng miệng, các vấn đề vệ sinh, suy dinh dưỡng, các bệnh về da, hô hấp, hoặc nhiễm trùng mắt rất nguy hiểm.Vì thế, người chăm sóc người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer cần tỉ mỉ, cẩn thận và chăm sóc người cao tuổi chu đáo để có thể ngăn chặn các bệnh và biến chứng bệnh trên trên xuất hiện.
Người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer cần có một chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đặc biệt
Nếu thấy người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer có biểu hiện bất thường về trí nhớ thì người nhà phải đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần, thần kinh để chữa trị và có biện pháp phòng các biến chứng xảy ra phù hợp. Bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét hồ sơ bệnh lý của người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer và thực hiện một cuộc kiểm tra về thể chất cũng như đánh giá khả năng nhận thức của bệnh nhân trong quá trình nhận thức, trí nhớ, phán đoán và lý luận. Cách tiếp cận này sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa xác định có nên thử nghiệm thêm trên người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer nữa không. Tại địa phương và gia đình, các bác sĩ gia đình có thể đưa bệnh nhân tới kiểm tra ở Trung tâm Chẩn đoán bệnh Alzheimer, bác sĩ tâm thần, thần kinh hoặc các khoa và viện dưỡng lão. Việc kiểm tra này có thể đánh giá toàn diện y tế và lịch sử, xét nghiệm máu và chụp não (MRI, PEP). Sau đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá sâu rộng về thần kinh và bệnh học thần kinh. Sau đó sẽ có, một cuộc phỏng vấn của bệnh nhân với các thành viên gia đình, những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân và chăm sóc họ hàng ngày.
Những nguyên tắc phòng ngừa bệnh Alzheimer ở người cao tuổi
Nhận ra được những biến chứng nguy hiểm cho người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer thì gia đình và chính bệnh nhân cần có các biện pháp phòng trừ và chữa trị căn bệnh nguy hiểm này.
Những nguyên tắc phòng ngừa bệnh Alzheimer ở người cao tuổi
Duy trì luyện tập thể chất và tinh thần một cách liên tục
Với người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer thì việc hoạt động thể chất thường xuyên sẽ có tác dụng lưu thông máu và dưỡng chất đến cho não một cách tốt hơn, giúp mô não bệnh nhân khoẻ mạnh và tăng cường đề kháng với nhiều bệnh tật. Ngoài ra, hoạt động thể chất và luyện tập thể thao còn làm tăng các “tiếp hợp” của hàng triệu tế bào não, giúp não hoạt động tốt các chức năng thần kinh vốn có. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mọi người, đặc biệt là nhóm tuổi trung niên nên luyện tập thể thao đều đặn đi bộ và chạy bộ từ 30 – 60 phút mỗi ngày hoặc leo cầu thang tại nhà, sử dụng xe đạp thay vì dùng các phương tiện giao thông cơ giới để tăng hoạt động các cơ bắp.
Giáo dục
Giáo dục cho người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer rất đa dạng và nhờ giáo dục bệnh nhân sẽ có thêm kiến thức, trong đó có cả kiến thức phòng bệnh cho chính bản thân và người xung quanh. Qua các phương pháp giáo dục, bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer tiếp nhận được nhiều thông tin về việc phòng bệnh và giúp não hoạt động minh mẫn hơn. Cũng nhờ học tập, giáo dục nên bộ óc con người liên tục thích nghi với cái mới, không bị ngưng trệ và suy giảm.
Quản lý stress
Stress (áp lực) là thủ phạm gây ra rất nhiều phiền toái cho sức khỏe con người, kể cả việc làm tăng bệnh Alzheimer. Cơ chế gây bệnh của stress rất phức tạp, đồng thời khi stress tăng cao, cơ thể bài tiết quá nhiều cortisol, hoóc-môn làm teo vùng hải mã của não, nơi đảm nhận việc xử lý trí nhớ và giúp não phát triển, nhất là khi có quá nhiều stress, não sẽ trở nên rối loạn và làm cho trí nhớ suy giảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở nhiều giới.
Chế độ ăn uống
Theo nghiên cứu khoa học, người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer ăn càng ít mỡ động vật càng tốt. theo thống kê, những người Nhật Bản di cư sống tại Mỹ có khẩu phần ăn với hàm lượng mỡ cao gấp hai lần người Mỹ bản địa nên tỉ lệ người dân mắc bệnh Alzheimer tăng trên hai lần so với những người Nhật sống tại Nhật Bản. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tỉ lệ người mắc bệnh Alzheimer thấp là do ăn ít mỡ động vật. Ví dụ: Trung Quốc và Nigeria có tỉ lệ mắc bệnh này ở nhóm người trên 65 chỉ 1%. Vì vậy, khẩu phần dinh dưỡng sẽ đóng vai trò quyết định tới sức khỏe con người.
Tránh xa khói thuốc làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Tránh xa nicotin
Nhiều nghiên cứu khoa học phát hiện ra nicotin là thủ phạm triệt tiêu trí nhớ con người. Cơ chế gây triệt tiêu này rất phức tạp mà khoa học chưa thể tìm ra hết. Những người hút thuốc lá và cả những người sống trong môi trường có khói hút thuốc lá có tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer cao gấp 2 lần những người sống trong môi trường bình thường không có khói thuốc.
Bổ sung vitamin E
Các cuộc nghiên cứu trên chuột , nhà khoa học phát hiện thấy vitamin E có thể làm tăng chứng vô sinh ở loài gậm nhấm nhưng lại có lợi cho sức khỏe tim mạch, vì vậy đã được ứng dụng, kê đơn điều trị bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh hẹp động mạch ở chân. Thời gian đây, khoa học còn chứng minh vitamin E có tác dụng làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ ở con người trong đó có bệnh Alzheimer, bởi đây là nguồn chống oxy hóa rất tiềm ẩn.
Về nguyên tắc, chất chống oxy hóa có tác dụng làm trung hòa hiệu ứng bất lợi của các gốc tự do. Các gốc tự do mang theo electron làm tổn thương protein có trong não và trong các bộ phận khác của cơ thể, đồng thời, đẩy nhanh quá trình lão hóa, phòng ngừ được các biến chứng bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.
Sử dụng nhóm thuốc NSAIDs
NSAIDs được nghiên cứu là nhóm thuốc kháng viêm và giảm đau thường được bác sĩ kê đơn giảm đau cho người bệnh, các loại bệnh đau đầu, đau lưng và đau xương đều có tác dụng hiệu quả. Theo nghiên cứu do các chuyên gia nước ngoài thì nhóm thuốc này có khả năng giảm được tới 50% rủi ro mắc bệnh Alzheimer.
Trong thực tế, những người đã mắc bệnh Alzheimer nếu dùng aspirin hoặc nhóm thuốc NSAIDs khác thì khả năng ngôn ngữ và các chức năng thần kinh được cải thiện rõ rệt và tổng thể, trí nhớ được phục hồi và minh mẫn hơn so với nhóm người không dùng nhóm thuốc này.
Bệnh Alzheimer là căn bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó cần có những thông tin tìm hiểu về căn bệnh này để từ đó mọi người có biện pháp phòng và chữa trị, đặc biệt là những người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn