Gút là bệnh khớp vi tinh thể do các tinh thể urat lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây nên sưng nóng đỏ đau khớp. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa đạm của cơ thể làm tăng acid uric máu.
- Cách phòng bệnh răng miệng ở người cao tuổi
- Dinh dưỡng qua thông dạ dày như thế nào?
- Nỗi khổ từ bệnh viêm đường tiết niệu ở người cao tuổi
Những biến chứng và cách hạn chế bệnh gút ở người cao tuổi
Theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, gút là một bệnh khớp vi tinh thể, do các tinh thể urat lắng đọng vào trong màng hoạt dịch khớp gây nên sưng nóng đỏ đau khớp. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa đạm của cơ thể (nhân purin), làm tăng acid uric máu.
Bệnh gút thường gặp ở người cao tuổi
Người cao tuổi là đối tượng thường mắc bệnh gút nhất do chức năng của các cơ quan trong cơ thể suy giảm dẫn đến việc mắc hàng loạt các bệnh người già như: huyết áp cao, suy than, sỏi thận, tim mạch. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa đạm, giảm khả năng đào thải axit uric khiến cho chất này tích tụ trong các khớp xương gây ra bệnh.
Bệnh gút ở người cao tuổi rất khó chẩn đoán. Người ta thường kết luận nhầm với các bệnh xương khớp thường gặp ở người già. Phải đến khi bệnh đến giai đoạn nguy hiểm mới biểu hiện rõ, lúc ấy việc điều trị sẽ rất khó khăn.
Người cao tuổi là đối tượng ít vận động, lại được bồi bổ nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Bên cạnh đó việc sử dụng nhiều loại thuốc ở người cao tuổi cũng làm ức chế quá trình bài tiết axit uric, gây bệnh gút.
Bệnh gút gây ra nhiều biến chứng ở người cao tuổi
Bệnh gút là căn bệnh người cao tuổi thường gặp nên phải khổ sở chống chọi với cơn đau cộng với việc phải kiêng khem theo chế độ nghiêm ngặt. Khi có biến chứng, bệnh gout lại càng phức tạp hơn nữa. Bệnh nhân gout mãn tính nếu không kiểm soát acid uric trong máu tốt sẽ dẫn đến hình thành các hạt tophy nhanh và nhiều hơn.
Hạt tophy (là những hạt lồi thường xuất hiện dưới da do lắng đọng tinh thể acid uric ở bệnh nhân gout mãn tính) có khả năng làm biến dạng các khớp, do đó dần dần sẽ làm hạn chế vận động của khớp, đi lại khó khăn, nặng hơn nữa là gây tàn phế.
Bệnh gút gây ra nhiều biến chứng ở người cao tuổi
Các hạt tophy có thể bị vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm. Bệnh gout mãn tính có thể gây lắng đọng muối urat trong thận tạo thành sỏi thận, do đó, có thể làm tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ gây suy thận, tăng huyết áp.
Một số trường hợp chất urat còn lắng đọng ở dưới da tạo nên các u, cục gây đau và mất thẩm mỹ. Ngoài ra, biến chứng của bệnh gout có thể do dùng thuốc điều trị, điển hình là gây dị ứng, nhất là loại allopurinol hoặc tác dụng phụ của các thuốc chống viêm corticoid hoặc không steroid làm tổn hại đến hệ tiêu hóa, máu, thận…
Cách điều trị bệnh gút ở người cao tuổi hiệu quả
Bệnh gút ở người cao tuổi dễ gặp nhưng lại rất khó điều trị do đó điều quan trọng nhất đối với người bệnh cũng như người nhà là phải sớm phát hiện các triệu chứng bệnh để có phương pháp điều trị cũng như chế độ dinh dưỡng người cao tuổi thích hợp trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn nguy hiểm rất khó chữa.
Khi có dấu hiệu đau xương khớp, nhất là các khớp bàn tay, bàn chân, khớp gối nên đi khám ngay ở những nơi chuyên khoa, uy tín để có kết luận chính xác. Da, móng ta, móng chân của bệnh nhân có sự khác nhau theo từng vùng, người ta thường dễ nhầm với một số bệnh ngoài da thường gặp như viêm da, vảy nến.
Cách điều trị bệnh gút ở người cao tuổi hiệu quả
Bệnh gút cấp tính thường biểu hiện ở khớp bàn chân. Người bệnh xuất hiện các cơn đau dữ dội tại các khớp xương vào ban đêm hoặc rạng sáng. Tuy nhiên các cơn đau diễn ra rất nhanh, không kéo dài. Các khớp xương sưng tấy, da căng bóng và đau, người bệnh có thể kèm theo các cơn sốt nhẹ. Càng ngày bệnh càng lan ra các khớp xương khác.
Ở thể gút mãn tính, bệnh gút kéo dài hơn, khoảng 10 đến 20 năm. Thường biểu hiện qua các khớp đầu gối, cổ chân, cổ tay, bàn tay. Trên các khớp có hiện tượng tích tụ muối urat làm cho da căng bóng, nhìn kĩ sẽ thấy cặn trắng. Người bệnh sẽ có biểu hiện viêm đa khớp tuy nhiên bệnh tiến triển chậm, sau đó tăng dần.
Khi đến giai đoạn cuối nếu có phương pháp điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bại liệt hoàn toàn, thậm chí tử vong.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn