Hen suyễn là bệnh mạn tính thuộc hệ thống đường dẫn khí thường mắc ở người cao tuổi và có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề.
- Cách phòng bệnh răng miệng ở người cao tuổi
- Dinh dưỡng qua thông dạ dày như thế nào?
- Nỗi khổ từ bệnh viêm đường tiết niệu ở người cao tuổi
Chăm sóc và điều trị bệnh hen suyễn ở người cao tuổi
Thực trạng bệnh hen suyễn ở người cao tuổi
Theo các nghiên cứu gần đây được trang tin Cao đẳng Y Dược Sài gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, tỷ lệ người cao tuổi bị mắc bệnh hen suyễn ở nhiều quốc gia trên thế giới chiếm 4,5 – 9%. Số bệnh nhân mắc bệnh này ở nhóm tuổi trên 65 chiếm 10% tổng các trường hợp hen suyễn trên thế giới. Và tỷ lệ tử vong do bệnh hen phế quản ở nhóm tuổi này cao gấp 14 lần.
Có khoảng một nửa trường hợp mắc bệnh hen suyễn kéo dài từ lúc trẻ, còn lại là những trường hợp mắc mới, Ước tính có khoảng 0,1% người cao tuổi trên 65 tuổi mắc hen suyễn mỗi năm. Bệnh hen suyễn ở người già thường ở thể nặng do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngoài ra việc dùng thuốc điều trị các bệnh mãn tính như thuốc giảm đau, nội tiết tố… cũng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh hen phế quản của người bệnh.
Nguyên nhân bệnh hen phế quản ở người cao tuổi
Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, hen suyên là một trong các bệnh người cao tuổi thường gặp do những nguyên nhân sau đây gây ra.
- Do cơ địa dị ứng: Đối với người cao tuổi, mọi chức năng sinh lý đã bắt đầu suy giảm, đặc điểm sinh lý dần thay đổi nên dễ nhiễm khuẩn hô hấp, dễ bị kích ứng với bụi bẩn, khói bếp, khói thuốc, thay đổi thời tiết, lông động vật nuôi trong nhà… dẫn tới hen suyễn.
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Người già thường hay mắc các bệnh về khớp, huyết áp, tim mạch, đau mắt. Việc dùng các loại thuốc điều trị viêm khớp, thuốc ức chế beta trị tăng huyết áp… không theo chỉ định của bác sỹ có thể kích phát cơn hen phế quản, làm các triệu chứng trở lên nặng hơn.
- Phát hiện bệnh chậm: Việc bỏ sót, chẩn đoán sai làm cho bệnh hen phế quản càng có cơ hội phát triển. Bệnh hen ở người cao tuổi thường khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xoang, viêm mũi, trào ngược dạ dày, lao phổi, suy tim. Thêm vào đó, người già không còn minh mẫn, việc diễn tả triệu chứng bệnh không chính xác có thể làm cho bác sỹ chẩn đoán sai.
Nguyên nhân bệnh hen phế quản ở người cao tuổi
Chăm sóc người bệnh hen suyễn
Cách chăm sóc người cao tuổi mắc bệnh hen suyễn nhìn chung không khác so với những biện pháp điều trị hen thông thường. Tuy nhiên, việc điều trị hen suyễn ở người già thường gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, cần đặc biệt chú ý những điều sau đây:
- Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, đau khớp, mờ mắt… Đôi khi sự tương tác giữa các thuốc làm giảm hiệu quả điều trị hen suyễn, thậm chí gây tác dụng phụ. Do đó, khi đi khám bệnh, người bệnh cần cho bác sỹ biết những loại thuốc đang dùng.
- Người già thường hay quên, do đó gia đình cần nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng giờ, không được bỏ thuốc sẽ làm tái phát cơn hen.
- Cần luôn có người bên cạnh chăm sóc vì người cao tuổi khó nhận biết sớm các triệu chứng bệnh trở nặng, nên không xử lý kịp thời.
- Người cao tuổi nên bỏ thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, và không nên ăn những món ăn ưa thích là yếu tố gây kích ứng cơn hen trong chế độ dinh dưỡng người cao tuổi.
- Do các chức năng cơ thể đã/đang bị lão hóa, hệ hô hấp suy giảm nên việc sử dụng thuốc thường dưới mức cần thiết, sự đáp ứng với thuốc cũng kém đi đem lại hiệu quả chậm. Đồng thời, người già dễ bị tác dụng phụ hơn nên tâm lý thường chán nản. Bởi vậy sự quan tâm, chăm sóc từ phía gia đình là hết sức cần thiết, và có thể mang tính quyết định.
Một số biện pháp phòng bệnh hen suyễn
NCT cố gắng không để mắc các bệnh về đường hô hấp. Muốn vậy cần vệ sinh răng miệng thật tốt, nhất là người mang răng giả. Khi có nghi ngờ mắc bệnh đường hô hấp, nhất là những người có cơ địa dị ứng cần phải đi khám bệnh ngay và điều trị dứt điểm. Cần nghe theo lời tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình.
Một số biện pháp phòng bệnh hen suyễn
- Những người đã mắc bệnh hen thì ngoài điều trị bệnh khi lên cơn hen, việc điều trị dự phòng là hết sức quan trọng nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát, cũng như nhằm ngăn ngừa bệnh nặng thêm.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào; tránh ăn các loại thức ăn có nguy cơ cao gây HS hoặc làm cho bệnh nặng thêm như: tôm, cua…
- Không nên nuôi chó, mèo trong nhà khi có người mắc bệnh HS. Tập thể dục đều đặn hàng ngày cũng là một biện pháp phòng bệnh HS và cải thiện cuộc sống, đặc biệt là vươn vai và tập hít thở thật sâu.
Tóm lại, bệnh hen suyễn ở người già có những khó khăn nhất định, cần hết sức lưu ý và biết cách xử trí mới có thể giúp cho các cụ kiểm soát hen tốt.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn