Bệnh viêm đại tràng mạn tính gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt là người già, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh và cần điều trị càng sớm càng tốt.
- Cách chữa bệnh đau lưng ở người già hiệu quả nhất
- Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?
- Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh viêm khớp
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng ở người già
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng ở người già
Trong số bệnh người cao tuổi thường gặp như: viêm đại tràng, đột quỵ, tai biến mạch máu não, táo bón…thì bệnh viêm đại tràng cũng chiếm tỷ lệ cao. Khi người bệnh mắc viêm đại tràng sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong người. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Đại đa số bệnh viêm đại tràng là do nhiễm ký sinh trùng lỵ amíp (Entamoeba histolitica), Candida, Giardia hoặc vi khuẩn lỵ trực khuẩn (Shigella), Clostridium difficile (gây viêm đại tràng màng giả), E.coli, Salmonella, vi khuẩn lao (M. tuberculosis) hoặc virút Herpes hoặc do polyp đại tràng… Bên cạnh đó, khi mắc bệnh kiết lỵ cấp nếu không phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng, ký sinh trùng amíp sẽ tạo thành kén ở ngay dưới niêm mạc đại tràng và trở thành viêm đại tràng mạn tính.
Bệnh viêm đại tràng do lao có thể gặp ở một số trường hợp đang bị lao phổi hoặc thứ phát sau khi bị lao phổi. Các loại nhiễm trùng khác do vi khuẩn Shigella, Salmonella, virút, vi nấm có thể tổn thương chủ yếu ban đầu ở các bộ phân khác của đường ruột nhưng nếu không điều trị kịp thời vẫn có thể gây nên bệnh viêm đại tràng cấp, dẫn đến viêm đại tràng mạn tính.
Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng ở người già
Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh là gì thì triệu chứng của viêm đại tràng ở người già như thế nào cũng được nhiều người quan tâm.
Trong số các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng thì đau bụng là triệu chứng hay gặp nhất. Thông thường, đau âm ỉ ở phần dưới rốn, có thể đau bụng dọc theo khung đại tràng (hố chậu phải có đại tràng lên, trên rốn có đại tràng ngang và hố chậu trái có đại tràng xuống). Khi ăn xong, đau bụng dễ xuất hiện, đôi khi đau, buồn đi ngoài và sau khi đại tiện sẽ hết đau.
Bên cạnh đó, bệnh viêm đại tràng còn có thêm biểu hiện bụng đau nhiều hơi. Nhiều trường hợp, ban đêm đau bụng nhiều hơn, nhất là thời tiết vào mùa đông lạnh. Kèm theo đau bụng là hiện tượng miệng đắng, chán ăn, ăn không tiêu kéo dài, phân nát, đi đại tiện nhiều lần, đôi khi phân lại rắn gây táo bón. Bụng hơi trướng (nhiều hơi nên trung tiện nhiều), cảm giác căng tức, khó chịu làm ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi.
Hậu quả của bệnh viêm đại tràng ở người già
Hậu quả của bệnh viêm đại tràng ở người già
Hậu quả của bệnh viêm đại tràng là dễ tái phát, rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến rối loạn hấp thu dẫn tới ăn kém, người gầy nhanh, làm suy kiệt và đưa đến tử vong. Đồng thời, bệnh có thể có biến chứng gây thủng ruột hoặc phình đại tràng hoặc ung thư hóa, nhất là trong các trường hợp có nhiếu polyp đại tràng, kích thước lớn.
Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh viêm đại tràng ở người già
Khi biết được nguyên nhân, hậu quả của bệnh viêm đại tràng, người cao tuổi cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Để điều trị viêm đại tràng có hiệu quả tốt nhất là xác định được nguyên nhân, trên cơ sở đó sẽ dựa vào phác đồ để điều trị có hiệu quả (điều trị nội khoa), nếu do polyp sẽ điều trị ngoại khoa (cắt bỏ).
Để không mắc bệnh viêm đại tràng, nhất là viêm ruột cấp tính thì cần đảm báo vệ sinh an toàn thực phẩm thật tốt bằng cách không ăn rau sống, không ăn thịt chưa nấu chín (tiết canh hoặc nem chua, nem chạo), không uống sữa bò tươi chưa tiệt trùng, uống nước đun sôi, tránh dùng kháng sinh kéo dài, điều trị tích cực khi bị lao phổi. Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng là một trong những cách phòng tránh bệnh viêm đại tràng hiệu quả.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.vn