Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh mà người cao tuổi thường gặp phải. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường ở người cao tuổi?
- Những bệnh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi
- Điểm tên các bệnh người cao tuổi thường gặp hiện nay
- Truy tìm nguyên nhân gây bệnh teo não ở người già
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Người cao tuổi rất dễ gặp phải bệnh tiểu đường ở độ tuổi này. Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh tiểu đường? Cũng như những nguyên nhân gây bệnh ở bệnh nhân tiểu đường tuyp 2, do người bệnh béo phì, ít vận động, lối sống không lành mạnh. Bên cạnh đó, yếu tố tuổi tác cũng là một yếu tốt rất quan trọng gây bệnh tiểu đường vì ở người cao tuổi tỷ lệ béo phì cao, họ lười vận động và hiện tượng kháng insulin và rối loạn tiết insulin cùng.
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người cao tuổi khá cao, theo thống kê từ viện dịch tễ Trung ương, từ năm 2016, tỷ lệ mắc bệnh ở người dưới 35 tuổi: 0,9%, từ 45- 54 tuổi: 7,5%, và ở tuổi 55- 65 tuổi: 11,3%. Từ tỷ lệ trên cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là rất cao và với lối sống hiện nay thì tỷ lệ này ngày càng gia tăng.
Lưu ý khi mắc bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Trong số các bệnh người cao tuổi thường gặp, tỷ lệ bệnh tiểu đường chiếm ưu thế hơn cả và có những biến chứng không rõ ràng, khó nhận biết thông qua triệu chứng thông thường.
Ngoài ra, triệu chứng khó nhận thấy ở người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường là tổn thương hệ thống thần kinh với biểu hiện rõ nhất là hiện tượng mất trí nhớ, bệnh Alzheimer ở người cao tuổi… Chính vì vậy, người bệnh nên có chế độ khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế 1 lần/năm. Đặc biệt, với những người bị béo phì hoặc huyết áp cao, gia đình có tiền sử bệnh tiểu đường… nên đi khám 2 lần/năm.
Lưu ý khi mắc bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Khi người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường sẽ rất khó khăn trong việc chăm sóc bản thân và sử dụng các phương pháp tích cực trong điều trị bệnh. Nhất là với người bệnh mất trí nhớ và không có chế độ chăm sóc tốt từ gia đình thì việc điều trị bệnh sẽ càng khó khăn hơn. Do đó, người nhà cần chú ý quan tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nếu không may mắc bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường ở người cao tuổi rất khó điều trị các biến chứng bệnh như: huyết áp, ổn định đường huyết, dễ bị nhiễm trùng và loét vết thương. Người nhà nên chú ý thường xuyên kiểm tra cơ thể người bệnh, điều trị ngay khi phát hiện bệnh.
Mách bạn cách điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Khi biết được nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ở người cao tuổi, chính bản thân người bệnh hoặc người nhà cần điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Trước tiên cần áp dụng các phương pháp điều trị tích cực như chế độ ăn lành mạnh, kiểm soát cân nặng, tập luyện thể dục thể thao đều đặn…
Hơn nữa, nên chú ý tới các biến chứng gần của bệnh như: đường huyết và huyết áp tăng, đường huyết thấp đột ngột gây hôn mê và thậm chí là tử vong cho người bệnh.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường nên dùng Insulin ngoại lai để hỗ trợ hấp thu đường thường thấp hơn vì bệnh nhân cao tuổi và ít vận động, lúc này người nhà cần chú ý cho bệnh nhân ăn ít trong một bữa và một ngày nên ăn nhiều bữa hơn.
Để đảm bảo sức khỏe người cao tuổi khi mắc phải bệnh tiểu đường, người nhà chú ý thường xuyên kiểm tra đường huyết của người bệnh và đi khám bệnh định kỳ và đi khám ngay lập tức khi có các biểu hiện bất thường để chuẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Mặt khác, người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường không nên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, kiêng các thực phẩm nhiều muối, mỡ nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu…
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.vn