3 bài tập tại nhà giúp bệnh nhân cải thiện chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là bệnh hay gặp ở người trưởng thành và người cao tuổi, ngoài việc dùng thuốc để điều trị thì một số bài tập đơn giản tại nhà cũng có thể giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng.

3 bài tập tại nhà giúp bệnh nhân cải thiện chứng rối loạn tiền đình
3 bài tập tại nhà giúp bệnh nhân cải thiện chứng rối loạn tiền đình

1. Bài tập về mắt

Bài tập cho mắt giúp cải thiện tầm nhìn và khả năng tập trung vào một vật thể đứng yên trong khi đầu đang chuyển động.

Bước 1: Nhìn thẳng về phía trước, tập trung vào một vật ở ngang tầm mắt.

Bước 2: Di chuyển đầu từ bên này sang bên kia, nhưng giữ điểm nhìn vào vật thể được nhắm đến. Nếu cảm thấy chóng mặt và nhức đầu, nên giảm tốc độ.

Bước 3: Cố gắng duy trì tối đa 1 phút vì não bộ cần có thời gian để thích ứng. Nên luyện tập từ từ để có thể lặp lại 3 – 5 lần trong 1 ngày.

Nên thực hiện bài tập cho mắt kết hợp với động tác gật đầu lên xuống.

2. Bài tập toàn thân

Chuyên gia y khoa Đỗ Thu (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ tại tin tức sức khỏe người cao tuổi như sau: Bài tập toàn thân giúp người bệnh thư giãn cổ và vai, rèn luyện mắt để giữ thăng bằng cơ thể, giúp bệnh nhân di chuyển vững vàng và không còn tình trạng hoa mắt, đau đầu hay chóng mặt. Tuy nhiên, nếu chỉ tập những động tác chuyển động đầu thì có thể sẽ gây chóng mặt do vậy nên tập luyện thêm các bài tập kết hợp để giữ trạng cân bằng.

3 bài tập tại nhà giúp bệnh nhân cải thiện chứng rối loạn tiền đình
Bài tập giúp bệnh nhân cải thiện chứng rối loạn tiền đình

Trước khi thực hiện các bài tập, nên hỏi ý kiến của các bác sĩ để đảm bảo bạn đang thực hiện những bài tập phù hợp.  Nên luyện tập dần dần từ mức độ dễ đến nâng cao. Vài ngày đầu khi bắt đầu luyện tập, bệnh nhân rất dễ gặp những cơn đau đầu nhưng sẽ tốt dần lên nếu như  kiên trì tập luyện.

2.1. Tư thế ngồi

Bước 1: Chuyển động mắt và đầu nhẹ nhàng, từ từ.

Bước 2: Nhún và xoay khớp vai.

Bước 3: Cúi về phía trước , nhặt một đồ vật bất kỳ từ mặt đất lên.

Bước 4: Uốn người từ bên này sang bên kia, nhặt đồ vật bất kỳ từ mặt đất lên.

2.2. Tư thế nằm ngửa

2.2.1. Bài tập về mắt

Bước 1: mới đầu di chuyển mắt chậm sau đó nhanh dần lên.

Bước 2: Di chuyển mắt lên xuống, từ trái sang phải và ngược lại.

Bước 3: Tập trung nhìn vào các ngón tay để cách mặt từ 30cm đến 1m, thực hiện động tác xen kẽ cho cả 2 tay.

2.2.2. Bài tập chuyển động đầu

Bước 1: mới đầu di chuyển đầu chậm sau đó nhanh dần kết hợp với mở và nhắm mắt.

Bước 2: Gập người về phía trước và phía sau nhẹ nhàng.

Bước 3: Xoay người từ bên này sang bên kia một cách  nhẹ nhàng.

2.3. Tư thế đứng

Bước 1: Chuyển động phối hợp mắt, đầu và vai.

Bước 2: Thay đổi tư thế ngồi sang tư thế đứng kết hợp với mắt mở sau đó nhắm lại. ( không áp dụng bài tập này cho người cao tuổi hay cao huyết áp).

Bước 3: Ném bóng từ tay này sang tay kia trên tầm mắt.

Bước 4: Ném bóng từ tay này sang tay kia dưới đầu gối.


Rối loạn tiền đình là gì?

2.4. Một số động tác khác

– Đi lại trong phòng kết hợp mở mắt và nhắm mắt.

– Đi lên và đi xuống mặt phẳng nghiêng hoặc con dốc kết hợp với mở mắt và nhắm mắt.

– Bước lên xuống cầu thang kết hợp với mở mắt và nhắm mắt.

– Ném bóng và bắt bóng.

– Chơi các trò chơi liên quan đến khom lưng, kéo giãn và nhắm bắn ( ném bi sắt, bowling…).

3. Bài tập nằm nghiêng 45 độ

“Bài tập nằm nghiêng 45 độ có thể được thực hiện tại nhà mà không cần sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Đây là dạng bài tập phân tán vị trí các vật thể giúp não quen với các triệu chứng chóng mặt thông qua các chuyển động được lặp đi lặp lại” – Đỗ Thu (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết.

Bước 1: Bắt đầu ở vị trí ngồi thẳng người.

Bước 2: Quay đầu 45 độ sang một bên.

Bước 3: Từ từ nằm xuống phía đối diện của mình (nghĩa là sang trái nếu bạn quay đầu sang phải và ngược lại) sao cho vị trí phía sau tai trên đầu bạn chạm giường.

Bước 4: Giữ vị trí này trong khoảng 30 giây hoặc cho đến khi các triệu chứng chóng mặt giảm dần.

Bước 5: Quay trở lại tư thế ngồi. Đổi bên và lặp lại bài tập đối với phía bên kia, thực hiện bài tập cho đến khi hoàn thành 6 lần lặp lại ở mỗi bên.

Lưu ý: Khi thực hiện bài tập nằm nghiêng 45 độ không nên tập quá nhanh và vội vàng vì có thể gây va đập vào đầu hoặc cổ làm chấn thương. Bài tập này dễ gây ra các triệu chứng chóng mặt và buồn nôn đi với những người chưa quen.

Các bài tập giúp chữa rối loạn tiền đình sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng một cách tự nhiên. Để đạt hiệu quả tốt hơn, cần xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh kết hợp với các bài tập, tránh xa rượu bia, tránh thức khuya, giữ tâm trạng thoải mái nhất và ăn uống điều độ.

Nguồn: Sức khỏe người cao tuổi (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *