Bệnh Parkinson để lại biến chứng tâm lý cũng như đời sống tinh thần, ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi đang tăng “chóng mặt” báo động trên toàn thế giới.
- Nguyên nhân mắc bệnh run tay và cách chữa bệnh hiệu quả
- Truy tìm nguyên nhân gây ra bệnh run tay ở người cao…
- Mắc bệnh parkinson người bệnh nên uống thuốc gì?
Bệnh Parkinson đang gia tăng trên toàn thế giới
Có không ít người khi có dấu hiệu run chân tay đều cho rằng mình mắc bệnh Parkinson, liệu quan niệm này có thực sự chính xác? và bạn biết được bao nhiêu thông tin chính thống về căn bệnh của hệ thần kinh đang có xu hướng gia tăng này? Hãy cùng các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu sâu về căn bệnh này
Bệnh Parkinson là gì?
Bệnh Parkinson hay là bệnh người cao tuổi bị liệt rung, là một căn bệnh thần kinh xảy ra do thoái hóa một nhóm tế bào nhân xám ở đáy não, chúng làm giảm sút một chất dẫn truyền thần kinh có tên là doopamin (DPM). DPM đảm nhiệm vai trò dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác trong cơ thể, giúp tế bào não chỉ huy và kiểm soát cử động của các cơ bắp, đặc biệt là chân tay và mặt. Khi thiếu DPM, cơ bắp không vận động được như chỉ đạo bình thường của não, gây ra các triệu chứng đặc trưng của bệnh Parkinson là run tay chân, tăng trương lực cơ, co cứng, cử động chậm chạp, gây trở ngại lớn tới sinh hoạt và công việc hằng ngày của người mắc bệnh. Bệnh có thể tiến triển nặng dần trong vài năm cho đến vài chục năm và đa số người bệnh ở giai đoạn cuối cùng đều bị mất khả năng vận động, sau đó tử vong do suy kiệt.
Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson có thể là do hệ thần kinh bị thoái hóa
Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson là gì?
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, hiện nay vẫn lưa lý giải được nguyên nhân tại sao các tế bào não sản sinh chất dẫn truyền thần kinh lại bị thoái hóa và chết đi. Các nhà khoa học nghĩ tới nhiều yếu tố gây bệnh khác nhau như: do lớn tuổi, do di truyền, các yếu tố môi trường, thậm chí do virus…
Theo những nghiên cứu mới nhất năm 2015 cho thấy, sự chuyển hóa năng lượng quá mức của ty thể thuộc vùng chất đen trên não hay những bệnh lý tại đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành các nhân tố gây bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson biểu hiện như thế nào?
Bệnh Parkinson là căn bệnh có diễn biến phức tạp nên cơ chế bệnh của chúng sẽ có nhiều điểm khác nhau, vì thế các chuyên gia chăm sóc người cao tuổi sẽ đề cập những triệu chứng cụ thể của bệnh Parkinson để bạn hiểu rõ.
Triệu chứng về vận động
Theo các chuyên gia, những triệu chứng rối loạn vận động cơ bản của bệnh Parkinson là: run, cứng đờ, cử động chậm chạp và rối loạn thăng bằng.
Run tay chân
Là triệu chứng rất hay gặp, run có thể cả ở tay lẫn chân, thông thường run sẽ rõ hơn khi nghỉ ngơi. Ví dụ: Khi người mắc bệnh để 2 tay nghỉ trên đùi của mình và nói sang chuyện khác một lúc thì run các ngón tay sẽ rõ hơn và nhiều hơn. Khi họ giơ tay cầm nắm một vật gì đó thì run lại giảm đi. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa cũng đánh giá run chân tay của bệnh Parkinson là run khi nghỉ. Nó trái ngược với chứng run vô căn hoặc run do bệnh tiểu não. Tuy vậy vẫn có gần 15% người bệnh Parkinson trong suốt quá trình điều trị không bao giờ có biểu hiện run.
Cứng đờ các cơ bắp
Triệu chứng này thường bắt đầu từ việc khó quay cổ, xoay người, khó trở mình khi nằm trên giường và làm những cử động khéo léo của các ngón tay. Nét mặt đờ đẫn, ít biểu lộ cảm xúc như người bình thường.
Chậm vận động
Người cao tuổi mắc bệnh Parkinson rất khó bắt đầu các cử động của mình, mọi việc đều làm rất chậm chạp ví dụ như: cài, mở khuy áo, xỏ giầy dép, cắt gọt trái cây, đồng thời chữ viết nhỏ dần và viết chậm.
Rối loạn giữ thăng bằng
Người mắc bệnh Parkinson thường khó khăn khi ngồi xuống hoặc đứng dậy khỏi ghế, xoay trở dễ bị té, khi đi dễ bị ngã. Dáng người đi hơi còng xuống hoặc đầu hướng về phía trước.
Các triệu chứng của bệnh Parkinson
Triệu chứng không thuộc về vận động
Những triệu chứng không thuộc về vận động có thể xuất hiện từ rất sớm, trước khi bệnh được chẩn đoán từ 5 – 10 năm, bao gồm:
- Thay đổi về giọng nói: Giọng nói nhỏ và khó nghe.
- Rối loạn giấc ngủ: người bệnh thường mất ngủ về đêm và cảm thấy khó ngủ, hay gặp ác mộng.
- Khuôn mặt ít biểu cảm: ít biểu lộ các cảm xúc như buồn vui, giận dữ hay chán nản…
- Táo bón: có thể xuất hiện từ rất sớm, thậm chí ngay từ trước 10 năm chẩn đoán bệnh parkinson. Đó là do bệnh làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ, làm giảm nhu động ruột và dẫn đến gây ra táo bón. Nếu biểu hiện này kéo dài hơn 3 tuần mà không phải do chế độ ăn uống sinh hoạt, thì rất có thể là triệu chứng sớm của bệnh
- Thay đổi về khứu giác: Bệnh có thể làm tổn thương khứu giác, khiến người bệnh mất dần khả năng nhận biết mùi, ngửi mùi vị không chính xác, thậm chí không nhận biết được một số mùi đặc trưng như mùi của mít, sầu riêng…
Điều trị bệnh Parkinson như thế nào?
Cũng như chưa có nguyên nhân chính thức gây ra bệnh Parkinson, y học cũng chưa tìm ra cách chữa khỏi hẳn được bệnh này. Tuy nhiên, các thuốc tân dược cũng có tác dụng điều trị làm giảm triệu chứng của bệnh. Các giảng viên đào tạo khoa vật lý trị liệu của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng khuyến cáo người bệnh nên phối hợp dùng thuốc kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu để điều trị bệnh hiệu quả.
Các phương pháp điều trị bệnh Parkinson có thể dựa trên một số nhóm thuốc sau đây:
- Các thuốc chứa tiền chất của DPM, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành chất dẫn truyền thần kinh: Là những thuốc quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh Parkinson, tuy nhiên sau khoảng 3 – 5 năm thì thường bắt đầu có hiện tượng nhờn thuốc, tức là thuốc có dấu hiệu giảm tác dụng, phải tăng liều mới có hiệu quả.
- Chất chủ vận DPM, có khả năng “bắt chước” và kích thích các thụ thể DPM, làm tăng hiệu quả của DPM trong não
- Thuốc ức chế men phân hủy DPM (ức chế men MAO, COMT)
- Thuốc kháng cholinergic
Bệnh Parkinson mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau, vì vậy không có cách dùng thuốc chung cho tất cả các trường hợp. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa và giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo: người cao tuổi nên thăm khám định kỳ đều đặn để biết được tình trạng bệnh, cũng như để điều chỉnh lượng thuốc phù hợp
Điều trị bệnh Parkinson như thế nào?
Một vài biện pháp giúp phòng tránh bệnh parkinson
Mặc dù y học hiện đại đã phát triển hơn nhưng căn bệnh Parkinson hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm. Mọi biện pháp can thiệp chỉ có thể giảm sự phát triển cũng như không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Vì thế, mỗi người chúng ta cần có những biện pháp nhất định để phòng tránh căn bệnh này.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp người cao tuổi mắc bệnh Parkinson giảm thiếu được tác nhân gây bệnh, cũng như giúp sức khỏe người già trở nên dẻo dai và khỏe mạnh hơn từ đó giúp phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác. Do đó, người thân và chính bệnh nhân cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung nhiều loại trái cây, rau củ, quả, đặc biệt là chất xơ, đồng thời hạn chế cho người già ăn đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga và cả những thực phẩm giàu protein. Duy trì chế độ dinh dưỡng này thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Điều chỉnh chế độ tập luyện
Việc vận động thường xuyên giúp các hệ cơ khỏe mạnh và tăng cướng sức đề kháng cho cơ thể, đây cũng là một trong những bí quyết sống lâu, sống thọ của toàn người già trên thế giới. Đặc biệt, tập thể dục còn rất tốt cho những người có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cũng như giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh nguy hiểm khác. Một vài bài tập thể dục nhẹ nhàng và hợp lý cho độ tuổi người già lúc này như đi bộ, đứng lên ngồi xuống, vặn người, đạp xe.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh Parkinson
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Một trong những cách giúp người cao tuổi có thể phòng tránh được bệnh Parkinson tốt nhất đó là kiểm tra sức khỏe định kỳ. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp các bác sĩ chuyên khoa phát hiện bệnh sớm hơn từ đó họ có thể xây dựng phác đồ điều trị cũng như có chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt phù hợp với thể trạng của mỗi người. Quan trọng hơn việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời làm tăng khả năng chữa bệnh cũng như giảm thiểu tác động của bệnh đến sức khỏe con người. Ngoài ra, người cao tuổi cần được ở những nơi thoáng mát, không khí trong lành, không bị ôi nhiễm.
Để bệnh Parkinson không còn là nỗi ám ảnh với người cao tuổi thì bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh thì người thân và bệnh nhân vẫn có thể phòng ngừa và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh mất ngủ bằng các bí quyết sống khỏe, lành mạnh từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Bên cạnh chế độ luyện tập phù hợp thì người cao tuổi nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng, đây là biện pháp phòng ngừa bệnh mà nhiều người áp dụng.
Quý độc giả xem thêm bệnh parkinson giai đoạn cuối tại đây http://suckhoenguoicaotuoi.edu.vn/benh-parkinson-giai-doan-cuoi-co-nguy-hiem-khong/
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn