Cha tôi mắc bệnh run tay, tuy chưa chuẩn đoán nhưng tôi đang có cảm giác mình cũng sẽ trở thành bệnh nhân trong tương lai không xa. Vậy bác sĩ có thể cho tôi biết bệnh này có di truyền không?
- Nguyên nhân mắc bệnh run tay và cách chữa bệnh hiệu quả
- Truy tìm nguyên nhân gây ra bệnh run tay ở người cao…
- Mắc bệnh parkinson người bệnh nên uống thuốc gì?
Bệnh run tay là mối “hiểm họa” của con người
Bệnh run tay đang là mối “hiểm họa” và có dấu hiệu gia tăng mạnh ở nước ta, vì thế nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh đang được đông đảo dư luận quan tâm. Để bạn và gia đình không phải lo lắng, chúng tôi, những người làm chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi sẽ mời thầy Đặng Nam Anh – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giải đáp cho bạn những vấn đề liên quan đến căn bệnh này.
Bệnh run tay có di truyền không?
Run là chuyển động lặp đi lặp lại một cách không tự nguyện, tất cả chúng ta đều đã từng run ít nhất một vài lần trong đời và đó là chấn động bình thường của sinh lý con người. Tuy nhiên, bệnh run tay như bạn nói, có tính chất gia đình (chiếm khoảng 50% số bệnh nhân bị run vô căn và ảnh hưởng đến 5% dân số toàn cầu. Do đó, chúng tôi cho rằng, bệnh run có thể là do di truyền từ gia đình.
Run tay thay đổi đáng kể các khu vực run nhưng tập trung nhiều nhất ở bàn tay và cánh tay. Ngoài ra, nó cũng có thể xuất hiện ở những khu vực khác chẳng hạn như đầu, mặt, thân, chân. Ở những người bị run thì các tế bào thần kinh trong một khu vực của đồi thị – phần não bộ điều khiển chuyển động của con người phát xung điện bất thường.
Bệnh run tay có thể do di truyền từ người thân
Bệnh run tay có chữa được không?
Để điều trị bệnh run tay, các bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho các bệnh nhân các loại thuốc chẹn beta, thường là propranolol, đã được chứng minh có hiệu quả lâm sàng trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Chúng có tác dụng ngăn chặn hoạt động của các hormone adrenaline và noradrenaline trên các tế bào sợi cơ để ngăn ngừa các chấn động cơ bắp dẫn đến run tay. Loại thuốc này được sử dụng hai lần mỗi ngày cho người lớn, mỗi lần một viên. Nhưng loại thuốc này cũng có nhược điểm là không thể sử dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn vì tác dụng phụ của chúng có thể gây ra các cơn hen suyễn nặng hơn và làm chậm bệnh nhịp tim.
Một số loại thuốc khác được dùng trong điều trị bệnh run tay như thuốc chống co giật primidone, gabapentin và topiramate cũng được biết là loại thuốc có hiệu quả trong việc làm giảm các cơn chấn động. Chúng có tác dụng làm dịu trên các dây thần kinh điều kiển cơ bắp và dây thần kinh não bộ, tuy nhiên do sử dụng trực tiếp nên lão bộ mà loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ hơn thuốc chẹn beta, điển hình là chóng mặt.
Bệnh run tay sẽ không nguy hiểm nếu điều trị kịp thời
Bệnh run tay có nguy hiểm không?
Bệnh run tay có nguy hiểm không? Là hầu hết các câu hỏi gửi về cho chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, để giải đáp câu hỏi của quý khán giả và bạn Minh Tuấn, thầy Đặng Nam Anh sẽ tiếp tục trả lời câu hỏi này:
Bệnh run tay là căn bệnh người cao tuổi rất dễ mắc phải, nếu cha bạn mắc bệnh run tay đã lâu và có thể ông ấy cũng đã cho bạn và gia đình biết các triệu chứng run sau mỗi lần uống riệu. Tuy nhiên, đây không phải là một phương pháp điều trị thích hợp vì nó gây nguy cơ cho người bệnh nghiện rượu, tổn thương gan và các hoạt động khác như lái xe.
Các loại thuốc an thần như diazepam, alprazolam và clonazepam trong quá khứ cũng từng được dùng để điều trị run vô căn nhưng đây là một sai lầm. Mặc dù có tác dụng giảm run nhưng nó lại có nhiều tác dụng phụ như gây buồn ngủ, gây nghiện.Tôi cũng cần lưu ý bạn rằng những cơn run có thể là do sự lo lắng. Do đó, ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cũng cần được tư vấn tâm lý. Khi cha bạn mắc bệnh tay thì việc bạn mắc bệnh cũng không thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu có phương pháp điều trị thích hợp thì căn bệnh sẽ không gây hại đến sức khỏe cũng như không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc.
Cảm ơn thầy Đặng Nam Anh về những chia sẻ quý báu về căn bệnh run tay, hi vọng sẽ được gặp thầy cũng những chia sẻ hữu ích trong các tuần tới.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn