Ăn uống là nhu cầu quan trọng để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể và tái sản xuất sức lao động. Đối với người già, việc ăn uống sao cho đủ dinh dưỡng, khoa học là điều rất quan trọng.
- Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi
- Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nỗi ám ảnh thường trực của người cao tuổi
- Bạn biết gì về bệnh Alzheimer ở người cao tuổi?
Dinh dưỡng cho người cao tuổi như thế nào là hợp lý?
Tuy chưa có những thống kê chính xác về tỷ lệ “biếng ăn” ở người cao tuổi, nhưng sự phổ biến và tác hại của chứng biếng ăn ảnh hưởng đến sự tươi vui trong đời sống của họ.
Người cao tuổi có cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng không?
Do ảnh hưởng của tuổi tác, bắt đầu giai đoạn ngũ tuần cũng là lúc mọi cơ quan trong cơ thể đứng trước nhiều biến đổi bởi lão hóa và hệ tiêu hóa cũng không là ngoại lệ. Dấu hiệu thường gặp do biến đổi ở hệ tiêu hóa của người cao tuổi có thể kể đến khả năng vị giác giảm khiến mất dần cảm giác ngon miệng, các vấn đề khác như răng yếu, men tiêu hóa thấp… cùng lúc diễn ra lại khiến việc nhai nuốt gặp trở ngại, dễ xuất hiện hiện tượng sôi bụng, đầy hơi… và càng làm tăng cảm giác ngại ăn uống.
Sau 50 tuổi, dù nhu cầu năng lượng bắt đầu giảm dần nhưng để duy trì sức khỏe người cao tuổi, vẫn cần chế độ dinh dưỡng với đầy đủ protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ… để bảo vệ cơ thể trước sự lão hóa. Do đó, một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với thực đơn chính là “dù ít về lượng, vẫn đủ về chất”.
Đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng
Hệ tiêu hóa của người già đã bắt đầu kém hấp thu, khả nǎng tổng hợp của cơ thể cũng giảm do đó dễ xảy ra tình trạng thiếu dinh dưỡng tuy nhiên do sự tiêu hóa của người cao tuổi đã suy giảm nên chúng ta cần chọn những loại thực phẩm dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa , đảm bảo đủ chất đạm nhưng không quá nặng nề đối với đường tiêu hóa. Người già nên hạn chế ǎn thịt, tăng cường ǎn cá vì cá có nhiều chất đạm quý, dễ tiêu, ít sinh khí sunfua hơn thịt lại có nhiều axit béo không no rất cần đối với người có tuổi. Các món ăn này có thể chế biến theo cách hấp hoặc luộc để đảm bảo hàm lượng các vitamin và khoáng chất, tránh các đồ xào, rán chứa nhiều mỡ
Đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng
Giảm áp lực cho dạ dày về đêm
Quá trình tiêu hóa của người già thường diễn ra dài hơn do sự bài tiết dịch vị trong dạ dày giảm đi, việc hấp thụ các chất như can-xi, sắt cũng kém hơn. Để không bị đầy quá gây ra hiện tượng khó ngủ về đêm, nên cho các cụ ăn sớm, trước 7h hoặc nên ăn ít đi, có những bữa lót dạ nhẹ nhàng trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng như một chút sữa nóng sẽ giúp các cụ dễ ngủ hơn.
Đồ ăn cần có độ mềm nhất định
Do khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn kém, răng có thể không còn rắn chắc, người già cần được ăn những đồ ăn mềm hơn. Nếu muốn thay đổi thực đơn bạn có thể chiên rồi hấp lại cho mềm để các cụ có cảm giác được ăn đồ chiên rán nhưng vẫn đảm bảo độ mềm
Uống nước và bổ sung hoa quả
Nước lọc và các loại nước hoa quả đều là các sản phẩm có lợi cho sức : Người cao tuổi thường ít có cảm giác khát nước, tuy nhiên việc tăng cường nước cho cơ thể lại rất cần thiết cho người già vì thế không nên để đến khi có cảm khát mới uống, hãy uống đủ số lượng nước cơ thể cần trong ngày vì nước sẽ giúp thận người cao tuổi hoạt động tốt hơn, giảm táo bón và tăng khả năng trao đổi chất, đẩy lùi quá trình lão hóa nhất là đối với da. Các loại vitamin cũng cần bổ sung vì cơ thể người già rất khó tập hợp đủ.
Dinh dưỡng cho người cao tuổi
Uống bổ sung Vitamin, khoáng chất
Rau xanh và hoa quả là những loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi. Trái cây chín cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng, nhiều chất chống ôxy hóa, các loại vitamin, khoáng chất và các axit hữu cơ này có tác dụng kích thích sự thèm ăn và duy trì sự cân bằng các hooc-môn trong cơ thể. Ngoài ra người ra cũng nên uống bổ sung thêm các vitamin hoặc khoáng chất vì có thể ăn uống của các cụ không đảm bảo được đủ dinh dưỡng như “mong muốn” của cơ thể.
Hạn chế chất đường
Người cao tuổi phải hạn chế ǎn đường, hạn chế uống nước ngọt và ǎn bánh kẹo. Chỉ nên dùng chất đường có nguồn gốc là chất bột như cơm, bánh mì, bún, phở… vì các chất đường này được tiêu hóa, hấp thu, dự trữ ở gan và cơ, chỉ giải phóng ra từ từ tạo năng lượng theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, nên không làm tǎng đường huyết đột ngột.
Hạn chế chất béo
Người cao tuổi nếu bị thừa chất béo sẽ dễ bị thừa mỡ trong máu, cholesterol trong máu tǎng gây nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, có thể bị xuất huyết não, liệt nửa người… Trong dinh dưỡng người cao tuổi nên hạn chế mỡ trong khẩu phần ǎn, giảm mỡ động vật, ǎn dầu thực vật, bớt ăn chất đường là điều nên làm đối với người có tuổi.
Rau xanh rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi
Hạn chế ăn mặn và uống rượu bia
Chỉ nên ăn muối hàm lượng dưới 250mg muối/người/ngày để phòng tránh bệnh cao huyết áp. Không uống rượu, bia, nước chè đặc và cà phê đặc vì gây lợi tiểu, làm mất muối, nước của cơ thể và gây mất ngủ.
Đặc biệt, ở độ tuổi này thường gặp trở ngại trong khi nhai nuốt và tiêu hóa những thực phẩm có hàm lượng protein cao như thịt hay các loại hạt. Vì vậy, các loại thực phẩm bổ sung protein có nguồn gốc từ các loại thực vật tự nhiên sẽ hỗ trợ hiệu quả cho việc bảo vệ mô tế bào và duy trì khối cơ ở người cao tuổi. Chủ động bổ sung bộ ba canxi, magie và glucosamine sẽ là phương pháp để tăng cường sức khỏe xương khớp, phòng tránh nguy cơ loãng xương và thoái hóa khớp ở người già. Đồng thời, việc sử dụng các thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất hàng ngày cũng là bí quyết sống khỏe giúp người cao tuổi duy trì được cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn