Xuất huyết tiêu hóa cao là một cấp cứu nội và ngoại khoa cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra chảy máu để kịp thời điều trị, tránh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
- Xử trí nhanh chóng chứng sốt cao ở người cao tuổi
- Cách chữa bệnh đau lưng ở người già hiệu quả nhất
- Nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng ở người già
Cùng tìm hiểu về bệnh xuất huyết tiêu hóa cao
Dưới đây là chẩn đoán và hướng điều trị xuất huyết tiêu hóa cao đã được chuyên mục bí quyết chăm sóc sức khỏe tìm hiểu, hy vọng mọi người sẽ có thêm những thông tin hữu ích.
Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa cao
– Triệu chứng lâm sàng:
+ Nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc ra máu nâu đỏ (trong trường hợp chảy nhiều máu).
+ Mạch nhanh là dấu hiệu quan trọng chứng tỏ đang chảy máu, huyết áp có thể tụt và có thể có dấu hiệu sốc do mất máu.
+ Do loét dạ dày tá tràng:
- Dấu hiệu mất máu: Da xanh niêm mạc nhợt, có thể mất máu nhiều làm bệnh nhân đột ngột choáng ngất hoặc bị ngã mà sau đó mới biểu hiện đại tiện phân đen.
- Đau vùng thượng vị hoặc tiền sử loét dạ dày tá tràng hoặc dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid. Trong thực tế khoảng 15-20% bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng mà không có tiền sử loét dạ dày – tá tràng hoặc đau vùng thượng vị khi bị xuất huyết tiêu hóa. Thăm khám lâm sàng không có triệu chứng bệnh lý gan mật như vàng da, cổ trướng, lách to, tuần hoàn bàng hệ, phù chân.
+ Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa:
- Nôn ra máu: thường xuất hiện đột ngột, nôn ra máu đỏ tươi số lượng nhiều. Đại tiện phân đen hoặc ỉa máu nâu đỏ trong trường hợp chảy máu nhiều. Xuất huyết tiêu hóa có thể xuất hiện lần đầu hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Đây là loại xuất huyết nặng và có tỉ lệ tử vong cao.
- Mạch nhanh, huyết áp tụt có thể có dấu hiệu sốc do mất máu.
- Có thể có một hoặc nhiều các triệu chứng của xơ gan: Vàng da, cổ trướng, lách to, tuần hoàn bàng hệ, phù chân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không có triệu chứng của xơ gan trên lâm sàng.
– Cận lâm sàng:
+ Huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm, có thể có rối loạn đông máu, xét nghiệm công thức máu có thể có hồng cầu giảm.
+ Cần làm điện tâm đồ khi nghi ngờ có thêm bệnh thiếu máu cơ tim.
Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa cao
+ Nội soi xác định chẩn đoán vị trí và nguyên nhân chảy máu, tuy nhiên trong một số trường hợp nội soi có máu trong dạ dày mà không rõ nguyên nhân gây chảy máu. Nhiều chia sẻ trên trang tin tức sức khỏe khác cho biết, cần nội soi xác định nguyên nhân chảy máu để có biện pháp khắc phục kịp thời.
– Chẩn đoán phân biệt:
+ Ho ra máu: Do ho ra máu rồi nuốt vào dạ dày.
+ Các thuốc gây phân đen: Sắt, Bismuth hoặc ăn tiết canh…
Điều trị xuất huyết tiêu hóa cao
– Hồi sức và chống sốc do mất máu nặng
+ Cho bệnh nhân nằm đầu thấp.
+ Nếu khó thở, cho thở oxy.
+ Truyền máu cho bệnh nhân.
+ Nếu rối loạn chức năng tim sử dụng các thuốc trợ tim như digitoxin, digital.
– Tình trạng mất máu vừa và nhẹ:
+ Để bệnh nhân nằm yên, đầu thấp.
+ Truyền dịch: Dung dịch cao phân tử hoặc NaCl 0,9%.
+ Sử dụng thuốc an thần, thuốc làm giảm co bóp dạ dày.
+ Thăm khám kỹ các bộ phận để tìm sơ bộ nguyên nhân.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn