Nhiều người vẫn thường nghĩ tuổi già “giống như một đứa con nít”, lúc khó tính lúc lại ẩm ương, vậy con cháu cần phải làm gì để người cao tuổi trầm tính về đúng độ tuổi của họ?
- Đàn ông và phụ nữ sợ gì nhất khi về già?
- “Bạn đời” người viết lên những trang sử sách của mỗi con…
- Hãy học người già cách yêu!
Hãy để người già luôn được sống trong yêu thương với con cháu
Hãy để người già luôn được sống trong yêu thương với con cháu
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nếu người già họ được sống trong tình yêu thương cùng con cháu cùng một môi trường thoải mái thì tính cách của họ cũng vì thế mà trầm mặc hơn, họ sẽ rộng lượng và vị tha như hồi con son trẻ. Khi về già, tính cách con người ít nhiều cũng có sự thay đổi cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Người già thường hay kỹ tính, cuộc sống bó hẹp trong gia đình nên suy nghĩ đến bản thân nhiều hơn nhưng ngược lại lớp trẻ luôn nặng động và có xu hướng thích “hướng ngoại” nhiều hơn. Chính nguyên do này dẫn đến sự mẫu thuẫn trong gia đình có nhiều thế hệ. Vì vậy, để người già trở nên “dễ tính” hơn thì các thành viên trong gia đình cần có thái độ ôn hòa, thoải mái, chia sẻ và yêu thương nhau nhiều hơn. Người già sẽ sống vui, sống khỏe khi con cháu hiếu thảo, luôn luôn lễ phép và tôn trọng ý kiến của họ.
Để người già tự “trẻ hóa bản thân”
Phận làm con cháu nên để người cao tuổi tự trẻ hóa bản thân, tức là họ tự biết chăm sóc bản thân, cũng như được làm những điều mình thích để chính họ không tạo gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Những người cao tuổi khi về hưu thì hẳn trong họ cũng tích lũy được rất nhiều vốn sống cũng như kiến thức, đó là một ‘kho báu” quý giá mà có tiền chưa chắc mua được nếu lớp trẻ biết “tận dụng” và “khai phá”. Hãy để họ được cống hiến cho gia đình, cho cộng đồng, cho xã hội để họ không thấy bản thân là một người vô dụng. Ví dụ, bạn có thể nhờ ông bà đưa đón cháu đi học về hay nhờ ông bà dỗ cháu khi chúng mè nheo theo bố mẹ đi làm. Ngoài ra, cách ăn mặc và chăm sóc cơ thể một cách khoa học của người cao tuổi cũng giúp họ giữ được những nét tươi trẻ, họ sẽ tự tin hơn trong sinh hoạt và giao tiếp với mọi người, đó cũng là cách khiến người già không bao giờ bị “già cỗi” cả về tâm hồn lẫn tính cách, hình thức bên ngoài.
Để người già được sống trong môi trường thoải mái, hạnh phúc và gắn bó với tập thể
Sẵn sàng tâm lý
Khi xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách người già thì con cháu có thể giúp người già dịu lại bằng các giải pháp sau: Hãy “luyện” dần cho người già sẵn sàng về sức khỏe và tâm lý trước khi bước vào thời kỳ “xuống dốc”, đồng thời duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung một số món ăn dinh dưỡng như món Bún riêu cua miền Nam cho người già, đồng thời tăng cường ăn nhiều rau tươi, quả chín và các thức ăn giàu chất chống oxy hóa, ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá, đặc biệt là tăng cường vận động. Ngoài ra, người cao tuổi cần bổ sung lượng sữa phù hợp với cơ thể, phòng chống loãng xương và thiếu chất dinh dưỡng.
Tạo cho người già những thú vui tao nhã
Về già là lúc người cao tuổi cần được nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống sau bao năm làm việc, cống hiến hết mình cho gia đình và xã hội. Vì thế những thời gian rảnh rỗi hãy tạo thêm những thú vui cho người cao tuổi vừa để tâm hồn thêm thư thái, vừa để rèn luyện sức khỏe. Đây cũng là cách để con cháu tỏ lòng hiếu thảo và cũng là cách để người già họ tự khám phá những năng lực của bản thân mà tuổi trẻ do công việc bận rộn và thời gian eo hẹp chưa có điều kiện để thực hiện.
Gắn bó với tập thể hay tham gia những câu lạc bộ dưỡng sinh, sử dụng những dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cũng là cách để người già hòa nhập với cộng đồng, họ sẽ cảm thấy trở nên vui vẻ thay vì cô đơn quanh nhà, tâm tư tính cách cũng vì thế mà hay tỏ ra cáu bực. Lúc này, con cái cần có sự quan tâm chăm sóc bố mẹ, nên thường xuyên về thăm, tổ chức những buổi họp mặt gia đình. Một bữa cơm ấm cúng có đủ con cháu quây quần xung quanh, đầy ắp tình yêu thương sẽ làm cho người già vui sống và tăng thêm nhiều năm tuổi thọ.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn