Ngoài việc làm giảm thị lực, giác mạc bị trầy xước dễ gây ra các nhiễm trùng về mắt gây đau, khó chịu cũng như ảnh hưởng đến thị lực. Vậy nguyên nhân và cách xử trí khi bị xước giác mạc ra sao?
- Tại sao cần bổ sung kẽm?
- Hậu quả của viêm cổ tử cung
- Bệnh viêm màng não: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Vai trò của giác mạc
Vai trò của giác mạc
Giác mạc là một lớp màng trong suốt, hình chỏm cầu, rất dai, không có mạch máu, có chức năng quan trọng trong việc bảo vệ mắt tránh các tác nhân như vi trùng, bụi, các tác nhân có hại khác xâm nhập vào nhãn cầu. Đồng thời giác mạc giống như một thấu kính có chức năng kiểm soát và hội tụ các tia sáng vào mắt, bảo vệ mắt trước tia cực tím.
Nguyên nhân gây xước giác mạc
Có 3 nguyên nhân chính gây xước giác mạc:
- Vật lạ trong mắt: hạt bụi, mảnh kim loại, lông mi… đều có thể gây xước giác mạc.
- Khô mắt: làm tăng nguy cơ bị xước giác mạc, đặc biệt sau khi thức dậy khi mắt khô, mí mắt có thể dính vào giác mạc, và khi mở mắt một phần của lớp giác mạc có thể xước hoặc rách, gây đau đớn
- Bỏng hóa chất: xảy ra khi mắt bạn tiếp xúc với chất gây kích ứng, hoặc bị chất gây kích ứng bắn vào mắt như acid hoặc base
- Khả năng bị trợt giác mạc hoặc dị vật bay vào mắt tăng cao nếu bạn:
+ Đeo kính áp tròng
+ Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi như xưởng gỗ, xưởng dệt may… mà không mang kính bảo hộ
+ Sống ở nơi nhiều cát hoặc bị ô nhiễm
+ Chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ.
- Trầy xước giác mạc có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và trong bất kỳ hoạt động thường ngày như vận động, đi đường, sửa chữa hoặc thậm chí vô tình chạm mạnh tay vào giác mạc.
Nguyên nhân gây xước giác mạc
Những dấu hiệu và triệu chứng của trầy xước giác mạc là gì?
Hầu hết nếu xuất hiện dị vật ở giác mạc, mắt bạn có thể bị đau, vướng, đỏ và trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Thị lực có thể bị giảm tạm thời. Nếu dị vật gây ra vết trầy ở giác mạc, bạn có thể cảm thấy:
- Nóng ấm, kích ứng, đau, đỏ hoặc chảy nước mắt
- Suy giảm thị lực
- Các cơ xung quanh mắt co rút
Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây tổn thương giác mạc vĩnh viễn.
Cách sơ cứu
Nếu có vật lạ trong mắt cần xử lý nhanh chóng:
- Rửa sạch mặt bằng nước muối sinh lý, chớp mắt nhiều lần để dị vật trôi ra theo
- Kéo mi mắt trên qua mi mắt dưới để loại bỏ dị vật nằm trong mi mắt trên
- Tuyệt đối không dụi mắt
- Nếu sau khi sơ cứu mắt, mắt đỡ cộm, thì tra thuốc mỡ tra mắt, để làm liền vết xước.
Điều trị khi bị xước giác mạc
Điều trị khi bị xước giác mạc
Chuyên trang tin tức sức khỏe có cập nhật thông tin, trong trường hợp xước giác mạc nặng do khô mắt, do bỏng hóa chất, do vật thể lạ trong mắt mà qua sơ cứu tình trạng mắt không tốt lên, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sỹ chuyên khoa khám và điều trị kịp thời. Bạn có thể trải qua một cuộc kiểm tra về mắt bao gồm:
- Sẽ có can thiệp của các biện pháp kỹ thuật để lấy dị vật
- Sẽ sử dụng thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng
- Đối với mài mòn giác mạc lớn hơn, thuốc nhỏ mắt có chứa cyclopentolate hoặc homatropine có thể được dùng để giữ cho đồng tử giãn. Co thắt cơ bắp đau đớn có thể xảy ra nếu đồng tử co lại trước khi giác mạc lành lại
Biện pháp ngăn ngừa xước giác mạc
- Sử dụng thiết bị bảo vệ mắt trong môi trường làm việc có mảng vụn, bụi bặm, khi đi tham gia giao thông…
- Trường hợp bắt buộc phải sử dụng kính áp tròng nên chọn loại phù hợp và sử dụng đúng cách.
- Chăm sóc mắt để tránh tình trạng khô mắt, vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý
- Không dụi mắt
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn