Tinh chất mầm đậu nành thần dược hay độc dược?

Tinh chất mầm đậu nành từ lâu đã được chị em rỉ tai nhau như một giải pháp bổ sung nội tiết tố nữ đem lại tác dụng cải thiện vòng một, trì hoãn mãn kinh.

Tinh chất mầm đậu nành thần dược hay độc dược?

Thúc đẩy sự phát triển ung thư vú

Tinh chất mầm đậu nành chứa các chất isoflavone denistein và daidzein – một hợp chất thực vật giống estrogen ở người. Các hợp chất này gây ức chế hoạt động của estrogen và tác động phụ đến các mô khác nhau của con người. Ngoài ra, chất Phytoestrogens trong đậu nành có thể phá vỡ chức năng nội tiết, gây vô sinh và thúc đẩy sự phát triển của bệnh ung thư vú.

“Việc tự ý sử dụng hormone thay thế (HRT) từ tinh chất mầm đậu nành hay bất cứ các loại hạt, cây nào khác nếu chưa được chứng minh lâm sàng bằng khoa học thì các chị em ở tuổi “xế chiều” cần phải lưu ý. Chị em nên đến các cơ sở y tế hay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Nếu không thì nguy cơ tìm “thần dược” lại “rước họa vào thân”.

Theo tờ tuần san y khoa tổng quan, The Lancet, trong một bài viết về Ung thư vú và liệu pháp hormone thay thế đã đưa ra một nghiên cứu ở Anh, cho rằng, việc dùng HRT cho phụ nữ 50-64 tuổi tại Anh trong các thập niên qua đã làm tăng thêm 20000 ca ung thư vú, 15000 ca ở người dùng phối hợp oestrogen-progestagen.Việc dùng HRT hiện nay có mối liên kết với sự gia tăng nguy cơ mắc và tử vong do ung thư vú; tác động này mạnh ở nhóm phối hợp cả oestrogen-progestagen hơn là các kiểu HRT khác.

Gây sảy thai hoặc vô sinh đối với phái nữ

Các nghiên cứu mới đây đã chứng minh, đậu nành có chứa nhiều genistein – hormone có thể tương đương với estrogen trong cơ thể phụ nữ, làm ảnh hưởng quá trình trưởng thành của trứng. Khi trứng kết hợp với tinh trùng, hình thành phôi thì chất này gây khó khăn cho sự phát triển của phôi và là nguyên nhân gây sảy thai hoặc vô sinh. Theo nhiều thông tin trên trang bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, một nghiên cứu cho biết khi phụ nữ dùng nhiều isoflavine đậu nành (>40mg/ngày) thì khả năng trong suốt cuộc đời để có một con bị giảm đi 3% so với phụ nữ dùng đậu nành ít hơn (<10mg/ngày), dùng nhiều isoflvone đậu nành trong chế độ ăn có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh sản.

Làm giảm khả năng hấp thu sắt

Nghiên cứu về đậu nành, phylate, và hấp thu sắt ở người được đăng tải trên The American journal of Clinical nutrition (Một tờ tạp chí về dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ); Người ta thấy rằng acid phytic là yếu tố ức chế chính việc hấp thu sắt trong chiết xuất protein đậu nành.Sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ tinh chất đậu nành trong thời gian dài có thể sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt.

Không giúp cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh

Trong bài nghiên cứu “Phytoestrogens trong điều trị triệu chứng vận mạch mãn kinh” đã nêu rõ không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc bổ sung phytoestrogen có trong tinh chất đậu nành có hiệu quả làm giảm tần suất hay mức độ của bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm trên phụ nữ gần mãn kinh hay sau mãn kinh.

Các nghiên cứu liên quan

Nhiều nghiên cứu độc lập gần đây từ các nước như Mỹ, Nhật, Pháp, Anh,… được công bố, chỉ ra nhiều vấn đề về tác dụng có lợi cũng như có bất lợi của phytoestrogen có trong đậu nành, mầm đậu nành (Chất có nguồn gốc thực vật Phytoestrogen trong đậu nành có tác dụng như estrogen, là một nội tiết tố sinh dục ở nữ).Tuy nhiên, tác dụng của phytoestrogen là rất yếu. Trong ung thư vú, khối u ác tính của mô tuyến vú có hai loại, một loại u phát triển mà không “phụ thuộc oestrogen”, và một loại u thì “phụ thuộc oestrogen” tức là u ác tính này phát triển nhanh và mạnh khi có nội tiết tố oestrogen. Vì vậy trong điều trị ung thư vú, khi u đã được phẫu thuật, hóa trị bổ trợ hoặc xạ trị tùy theo giai đoạn bệnh thì bước điều trị tiếp theo cho khối u phụ thuộc oestrogen là các thuốc kháng lại thụ thể oestrogen bằng đường uống ngay sau đó (gọi là liệu pháp nội tiết trong ung thư vú). Tinh chất phytoestrogen có trong đậu nành như đã trình bày là có tác dụng như estrogen, khi kết hợp với thụ thể estrogen sẽ thúc đẩy sự phát triển những u vú phụ thuộc estrogen.Trên phương diện bằng chứng thực nghiệm trên thú, trong ống nghiệm, và những bằng chứng về dịch tễ học cũng cho thấy mối liên quan giữa ung thư vú với chế độ ăn uống có nhiều chất phytoestrogen trong đậu nành (Adlercreutz 2003, Ziegler 2004), theo đó thì nồng độ tương đối cao của phytoestrogen trong đậu nành đã có hiệu quả làm giảm ung thư vú (Adlercreutz 2003).

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *