Tai biến truyền máu là gì? Nguyên nhân nào gây tai biến truyền máu là câu hỏi đang thu hút sự quan tâm của nhiều người hiện nay?
- Hội chứng serotonin và những điều cần biết
- Hội chứng Lyell và sự nguy hiểm của dị ứng
- Tìm hiểu về phương pháp PPH trong điều trị bệnh trĩ
Nguyên nhân gây ra tình trạng tai biến truyền máu do miễn dịch
Nguyên nhân gây ra tình trạng tai biến truyền máu do miễn dịch
Đầu tiên phải kể đến là phản ứng tan máu cấp, phản ứng này thường xảy ra nhanh, ngay khi đang truyền máu và do truyền máu toàn phần hoặc khối hồng cầu không cùng nhóm máu hệ ABO. Nguyên nhân thường do sai sót hành chính như nhầm lẫn mẫu máu định nhóm hoặc truyền nhầm nhóm máu cho bệnh nhân khác hoặc có thể do thực hiện kỹ thuật định nhóm hoặc làm phản ứng chéo không chính xác.
Trường hợp phản ứng xảy ra trầm trọng nguy kịch thì có thể do có sự kết hợp của kháng nguyên nằm ngay trên màng tế bào hồng cầu người cho với kháng thể tương ứng ở trong dịch huyết tương bệnh nhân và sự có mặt của bổ thể được kích hoạt gây tan máu nội mạch cấp sau đó tổn thương đến hệ thống thần kinh, nội tiết, hệ đông máu bị tác động dẫn đến tình trạng shock, suy thận cấp và đông máu rải rác trong nội mạch làm bệnh nhân có thể chết ngay.
Một số trường hợp phản ứng xảy ra chậm hơn có phải sau vài ngày mới có biểu hiện tuy nhiên loại này ít nguy kịch hơn.
Biểu hiện lâm sàng của tai biến truyền máu do miễn dịch
Biểu hiện lâm sàng của tai biến truyền máu do miễn dịch
Trang tin tức sức khỏe có cập nhật thông tin, triệu chứng lâm sàng sẽ tùy thuộc vào số lượng máu đã được truyền vào cơ thể bởi vì trong các tình huống khác nhau bệnh nhân có chỉ định truyền máu cũng khác nhau. Thường biểu hiện là bệnh nhân thấy sốt đột ngột, lạnh, run, đau ngực, đau lưng, nôn mửa, đái ra huyết sắc tố hoặc vô niệu, có thể thất xuất huyết, hạ huyết áp, shock…tùy mức độ.
Hướng xử lý và dự phòng tai biến truyền máu do miễn dịch
Đầu tiên phải ngừng truyền máu và giữ nguyên hiện trạng đồng thời mời nhân viên phòng truyền máu tới giường bệnh cùng xử lý. Sau đó tiến hành thu hồi và làm lại nhóm máu trên các vật phẩm hiện có và kiểm tra các thủ tục phát máu, truyền máu để lập biên bản. Đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết như đo lượng huyết sắc tố, test Coombs trực tiếp, định lượng mỡ máu và yếu tố bilirubin tự do…Bên cạnh đó cũng cần hồi sức tích cực, nâng huyết áp, duy trì chức năng lọc của thận, chống dị ứng…
Về vấn đề dự phòng cần thực hiện đúng điều lệnh truyền máu; đối chiếu nhóm máu bệnh nhân và đơn vị máu định truyền; làm chứng nghiệm phù hợp tại giường bệnh; theo dõi phản ứng sinh vật kỹ lưỡng ngay trong vài ml máu truyền đầu tiên. Đặc biệt cần lấy khoảng 5 ml máu của bệnh nhân trước khi truyền máu để sẵn sàng, nếu có nghi ngờ tai biến sẽ dễ dàng xác định được nguyên nhân.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn