Tiểu không tự chủ ở người cao tuổi không phải lúc nào cũng chỉ là dấu hiệu của quá trình lão hóa tự nhiên. Hãy cùng phân tích nguyên nhân gây tiểu không tự chủ ở người cao tuổi trong bài sau đây!
Tìm hiểu nguyên nhân gây tiểu không tự chủ ở người cao tuổi
Nguyên do nào gây tiểu không tự chủ ở người cao tuổi?
Bà Lê Trinh – giảng viên Cao đẳng Y Dược TP.HCM tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Tiểu không tự chủ ở người cao tuổi có nguồn gốc từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và dưới đây là một số yếu tố chính:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng ở đường tiết niệu ở người cao tuổi thường gây ra các triệu chứng như cảm giác nóng rát, đau khi đi tiểu, tiểu gấp và tiểu không kiểm soát.
- Viêm niệu đạo cấp tính và viêm âm đạo: Sự co rút của các mô tiết niệu và sinh dục dẫn đến tiểu không tự chủ ở phụ nữ lớn tuổi, thường có thể điều trị hiệu quả bằng liều pháp hormone tại chỗ.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm (như Tricyclics, SNRI’s), và thuốc dị ứng (thuốc kháng Histamine, thuốc thông mũi) cũng có thể dẫn đến tiểu không tự chủ ở người già.
- Yếu tố cơ bàng quang hoặc sàn chậu yếu: Các vấn đề về cơ bàng quang hoặc sàn chậu có thể gây ra tiểu không kiểm soát.
- Dịch chuyển các cơ quan vùng chậu: Sự dịch chuyển của các cơ quan như bàng quang, trực tràng hoặc tử cung vào âm đạo hoặc hậu môn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang và niệu đạo, dẫn đến việc rò rỉ nước tiểu.
- Mê sảng: Mê sảng làm cho người cao tuổi trở nên mệt mỏi hoặc thiếu tỉnh táo để đi vệ sinh đúng giờ, gây ra tiểu không tự chủ.
- Rối loạn tâm lý: Rối loạn tâm lý như trầm cảm cũng có thể gây ra tiểu không tự chủ.
- Tăng lượng nước tiểu: Tăng lượng nước tiểu do suy tim hoặc tăng đường huyết cũng có thể dẫn đến tiểu không tự chủ ở người già.
- Táo bón: Táo bón làm hạn chế việc loại bỏ nước tiểu từ bàng quang, gây ra tiểu không tự chủ.
Cần lưu ý rằng việc định rõ nguyên nhân của tiểu không tự chủ là rất quan trọng để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Tiểu không tự chủ ở người cao tuổi có triệu chứng nhận biết ra sao?
Kỹ thuật viên Cao đẳng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Các triệu chứng của tiểu không tự chủ ở người cao tuổi có thể biến đổi tùy thuộc vào từng dạng tiểu không kiểm soát cụ thể:
- Tiểu gấp không kiểm soát: Đây là biến thể phổ biến nhất, thường xuất hiện khi bàng quang hoạt động quá mức. Triệu chứng dễ nhận biết là cảm giác cấp bách phải đi tiểu, dẫn đến việc tiểu trước khi kịp vào nhà vệ sinh.
- Tiểu không kiểm soát hoàn toàn: Tình trạng này xảy ra khi cơ bàng quang không còn hoạt động. Triệu chứng rõ ràng nhất là bàng quang rò rỉ liên tục, dẫn đến hiện tượng tiểu hoàn toàn không kiểm soát.
- Tiểu không kiểm soát khi gắng sức: Xảy ra khi áp lực trong ổ bụng lớn hơn áp lực đóng của bàng quang. Triệu chứng dễ nhận biết là cảm giác đau bụng kết hợp với rò rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi, cười, leo cầu thang hoặc nâng đồ vật.
- Tiểu không kiểm soát do tràn đầy: Xảy ra khi bàng quang không bao giờ được làm rỗng hoàn toàn. Người bệnh luôn cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên nhưng mỗi lần chỉ rò rỉ một lượng nước tiểu nhỏ. Nguyên nhân chính là do tắc nghẽn hệ thống đường tiết niệu hoặc sức co bóp của bàng quang yếu, dẫn đến không thể co lại được.
- Rối loạn chức năng không kiểm soát: Triệu chứng thường gặp là cảm giác muốn đi tiểu nhưng không thể kiểm soát hoặc thực hiện được hành vi đi vệ sinh. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các rối loạn thần kinh, biến chứng đột quỵ hoặc viêm khớp.
- Tiểu không kiểm soát hỗn hợp: Bao gồm tất cả các triệu chứng của các dạng trên. Thường xảy ra ở những người suy giảm trí tuệ nặng, mắc bệnh người cao tuổi như Parkinson hoặc rối loạn thần kinh.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo các kỹ thuật viên Cao đẳng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng chất lượng cao
Tiểu không tự chủ ở người cao tuổi được điều trị ra sao?
Các bác sĩ lão khoa tại một số trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội nhận định: Đối với người cao tuổi, điều trị tiểu không tự chủ thường bắt đầu bằng các phương pháp không phẫu thuật như thay đổi thói quen đi tiểu và tập luyện cơ sàn chậu. Thay đổi thói quen đi tiểu bao gồm kéo dài thời gian giữa các lần đi vệ sinh để cơ chế làm rỗng bàng quang diễn ra hiệu quả hơn. Tập luyện cơ sàn chậu nhằm tăng cường cơ sàn chậu, giúp điều chỉnh quá trình tiểu tiện.
Ngoài ra, việc quản lý chế độ ăn uống cũng có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang. Người bệnh nên hạn chế uống đồ uống có gas, rượu, cà phê, trà, sữa, mật ong, và thức ăn cay.
Thuốc thường được kê đơn kết hợp với các phương pháp trị liệu hành vi. Thuốc kháng Cholinergic hoặc thuốc chống co thắt thường được sử dụng để điều trị tiểu không kiểm soát. Tuy nhiên, tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, hoặc mờ mắt cũng có thể xảy ra.
Đối với phụ nữ cao tuổi, một số thiết bị y tế như chèn niệu đạo hoặc vòng nâng cổ tử cung có thể được sử dụng để hỗ trợ kiểm soát bàng quang. Ngoài ra, phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng nếu các phương pháp khác không mang lại kết quả. Các phương pháp phẫu thuật điều trị tiểu không tự chủ ở người cao tuổi bao gồm đặt băng nâng niệu đạo, cơ thắt nước tiểu nhân tạo và thủ thuật Colposuspension.
Tổng hợp bởi suckhoenguoicaotuoi.edu.vn