Đái tháo đường gây nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe người cao tuổi, vậy làm thế nào để người cao tuổi phòng bệnh đái tháo đường hiệu quả?
- NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI LẦM Ở NGƯỜI BỆNH MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- CÁCH PHÒNG BỆNH NGOÀI DA Ở NGƯỜI CAO TUỔI
- ĐIỂM MẶT NHỮNG BỆNH NGƯỜI CAO TUỔI THƯỜNG GẶP
Phòng và điều trị bệnh đái tháo đường cho người cao tuổi sao cho hiệu quả?
Những con số đáng báo động về bệnh Đái tháo đường
Theo những thông tin mà ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, hiện nay, bệnh Đái tháo đường dần trở thành một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Hiện nay có hơn 425 triệu người đang sống với căn bệnh Đái tháo đường, hầu hết những bệnh nhân này thuộc Đái tháo đường Tuyp 2 – bệnh có thể phòng tránh được chủ yếu thông qua các hoạt động thể lực thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lý và môi trường sống lành mạnh.
Chỉ có 1 trong 2 người hiện đang sống chung với bệnh ĐTĐ là được chẩn đoán, trong số đó chỉ 1/3 bệnh nhân được điều trị và kiểm soát tốt. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ là chìa khóa giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Tất cả các gia đình đều có khả năng bị ảnh hưởng bởi căn bệnh ĐTĐ; do đó việc nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng và các yếu tố gây nguy cơ mắc ĐTĐ thực sự quan trọng nhằm giúp phát hiện sớm.
Tìm hiểu kỹ về Đái tháo đường giúp bệnh nhân tự tin trong việc giải quyết vấn đề
Phòng và điều trị bệnh đái tháo đường cho người cao tuổi sao cho hiệu quả?
Bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường có nguy cơ mắc các biến chứng khác như huyết áp cao hoặc cholesterol cao, mù lòa, suy thận… đặc biệt là tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kéo theo hiện tượng đau tim hay đột quỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người cao tuổi.
Dưới đây là một số biện pháp giúp người bệnh sống chung với bệnh tiểu đường một cách an toàn và hiệu quả:
- Để có thể chung sống cùng Đái tháo đường, bệnh nhân trước hết cần phải cởi mở và chia sẻ các vấn đề của mình với gia đình, bạn bè, Bác sĩ chuyên khoa về cảm giác của mình. Việc chia sẻ có thể giúp ích rất nhiều trong việc giải tỏa các vấn đề về tâm lý.
- Thứ hai, tìm hiểu kỹ về Đái tháo đường; hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bệnh nhân tự tin trong việc giải quyết vấn đề, chủ động trong việc điều trị,…xa hơn là giúp đỡ, động viên những bệnh nhân Đái tháo đường.
- Thứ ba, thực hiện tốt việc thăm khám định kỳ, giúp các bác sĩ kịp thời đánh giá tình hình bệnh và đưa ra các điều chỉnh phù hợp nhằm kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
- Thứ tư, duy trì chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập và cân nặng cho bệnh nhân Đái tháo đường một cách hợp lý. Thứ năm, kiểm soát đường huyết tốt để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm xảy ra…”.
Mặc dù là căn bệnh thầm lặng và nguy hiểm, bệnh Đái tháo đường và các biến chứng vẫn có thể phòng tránh. Để có thể đạt được điều này, trước hết cộng đồng cần gia tăng nhận thức về bệnh Đái tháo đường, qua đó giúp đỡ người thân, cộng đồng thực hiện các thói quen tốt trong sinh hoạt và kiểm tra sức khỏe để tự bảo vệ bản thân.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn