Bên cạnh những bệnh mãn tính thường có xu hướng quay trở lại, người cao tuổi rất dễ mắc phải các bệnh về hô hấp với các triệu chứng như ho khan, ho có đờm… Vậy những lưu ý trong việc điều trị bệnh như thế nào?
- Điểm mặt một số bệnh gan ở người cao tuổi hay mắc phải
- Cách chăm sóc bệnh nhân gút tại gia đình hiệu quả
- Nên làm gì với chứng trầm cảm ở người cao tuổi?
Những lưu ý trong điều trị ho ở người cao tuổi
Những cơn ho dai dẳng không chỉ gây phiền toái mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh, trong nhiều trường hợp, ho kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Do đó giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho rằng, đối với người cao tuổi, khi có những triệu chứng ho bất thường, ho dai dẳng,… thì không nên xem nhẹ mà cần theo dõi và kiểm tra để có biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp.
Một số nguyên nhân gây ho và triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi
Viêm họng, viêm phế quản, khí quản cấp, viêm amidan hoặc hen suyễn là những bệnh người cao tuổi thường gặp và là nguyên nhân gây ra những cơn ho kéo dài thường thấy ở người cao tuổi. Giai đoạn đầu, người bệnh chỉ bị xung huyết phế quản, dẫn đến ho khan. Khi bệnh nặng hơn, phế quản sẽ tiết ra các dịch chất do quá trình viêm tạo thành, dẫn đến ho có đờm.
Một số nguyên nhân gây ho và triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi
- Viêm phế quản mạn tính: các triệu chứng ho kéo dài trong nhiều năm, thường xuất hiện nhiều đờm, có thể khỏi trong một thời gian nhưng dễ tái phát khi có hội nhiễm hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây viêm như: lạnh, âm, khí độc hại,…
- Giãn phế quản: người bệnh thường ho nhiều về sáng sớm, nhiều đờm và đờm lắng thành 3 lớp điển hình, có thể ho ra máu. Giãn phế quản có thể tiên phát, nhưng đa phần là hậu phát của một bệnh mạn tính đường hô hấp như: viêm phế quản mạn, áp xe, lao phổi,…
- Ở người cao tuổi, tình trạng ho kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh lao phổi, u phổi, tràn dịch màng phổi. Trong trường hợp này, người bệnh cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế và tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm và lây lan cho cộng đồng.
Lưu ý trong điều trị ho cho người cao tuổi
Trong nhiều chương trình bí quyết chăm sóc sức khoẻ có cho biết, khi cơ thể dần lão hóa, chức năng thanh thải của gan và thận suy giảm, cơ thể dễ bị tác động từ nhiều yếu tố, việc sử dụng các loại thuốc tân dược dễ gây nên những tác dụng phụ có hại cho gan, thận, hệ tim mạch,… Do đó, các loại thuốc được bào chế từ thảo dược tự nhiên vừa hiệu quả, vừa lành tính là phương pháp trị ho được sử dụng phổ biến ở người cao tuổi.
Lưu ý trong điều trị ho cho người cao tuổi
Những bài thuốc dân gian với nguyên liệu là các loại thảo mộc tự nhiên như: gừng, tỏi, chanh đào, quất tắc, húng chanh,… kết hợp với đường phèn hoặc mật ong mang lại tác dụng trị ho hiệu quả. Tuy nhiên, theo quỹ tim mạch Anh Quốc, việc sử dụng nhiều đường ở người già làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong ở những người đã mắc bệnh. Hơn nữa, người cao tuổi, đặc biệt là nữ giới trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, thường gặp nhiều chứng rối loạn về hormone, tăng chỉ số mỡ máu (cholesterol, triglicerid), rối loạn chức năng gan (SGOT, SGPT), đái tháo đường, viêm xương khớp… nên không thể sử dụng đường phèn trong các bài thuốc. Đối với mật ong, tuy có tính kháng khuẩn và các chất chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả, nhưng cũng được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết cao, có thể làm tăng đột biến lượng đường trong máu nên cũng không được khuyến khích sử dụng cho những bệnh nhân có tiền sử tiểu đường.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn