Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chính là cơ hội để con cháu tỏ lòng biết ơn, tuy nhiên đây không phải là một công việc đơn giản mà đòi hỏi khá nhiều kiến thức.
- Khi về già ở với ai?
- Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm tới sức khỏe người già…
- Những cách bạn cần làm khi mắc chứng run tay ở người…
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Người cao tuổi thường hay tủi thân
Người cao tuổi thường phải đối mặt với những thay đổi về sinh lý, tâm lý lại thêm việc nghỉ hưu, không còn được làm việc như trước nữa dễ khiến họ trở nên tủi thân, cảm thấy không được có ích, trở thành gánh nặng cho con cháu. Lúc này nếu con cháu thiếu quan tâm đến các cụ, tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt sẽ khiến các cụ rất dễ tủi thân và rơi và trạng thái trầm cảm. Để người cao tuổi không rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, hãy tạo cơ hội cho người già tiếp xúc với nhiều người, thường xuyên trò chuyện, tâm sự của người cao tuổi bàn luận những vấn đề họ quan tâm, luôn lắng nghe và ủng hộ người già.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối
Khi sức khỏe giảm sút hệ tiêu hóa cuả người già cũng vì thế mà trở nên kém hơn, việc ăn uống sẽ trở nên không ngon miệng, hấp thu kém, khiến người cao tuổi dễ sụt cân, sức khỏe suy yếu. Vì vậy khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người thân cần có một chế độ dinh dưỡng riêng, cần thiết có thể bổ sung một số loại bột, cháo dinh dưỡng cho người già để đa dạng bữa ăn cũng như đảm bảo được nguồn dưỡng chất cần thiết. Nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, để người già để dễ hấp thụ. Thức ăn không nên quá lạnh hoặc quá nóng, tốt nhất nên chế biến dưới dạng hấp, luộc, hạn chế dầu mỡ.
Người cao tuổi cần có chế độ sinh hoạt và ngủ nghỉ hợp lý
Chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý
Khi về già đông hồ sinh học của người già có sự thay đổi khá nhiều, lúc này giấc ngủ của người già ngắn hơn, không còn sâu giấc, nửa đêm hay tỉnh ngủ đi tiểu đêm.. đây là một triệu chứng rối loạn giấc ngủ.
Triệu chứng rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, làm suy nhược cơ thể và tinh thần của người cao tuổi. Nên hãy tập cho người cao tuổi những thói quen như ngủ và dậy vào khung giờ nhất định, không gian ngủ yên lặng, thoáng khí, tránh tiếng ồn, ánh sáng, cần làm sao để người già có không gian nghỉ ngơi cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất.
Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ
Khi về già, các cơ quan của cơ thể bắt đầu lão hóa, sức đề kháng của cơ thể giảm xuống thấp, các bệnh về xương khớp, tim mạch, huyết áp, tai biến, lao phổi và một vài bệnh lý người cao tuổi… luôn tiềm ẩn phát sinh gây hại cho sức khỏe. Vì thế hãy tạo điều kiện cho người già được đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ từ 3-6 tháng một lần tại các cơ sở y tế, để qua đó luôn nắm bắt và biết được tình trạng sức khỏe nhằm có những phương hướng điều trị hay chế độ dinh dưỡng phù hợp để duy trì sức khỏe một cách tốt nhất.
Người cao tuổi cần duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khuyến khích người cao tuổi thường xuyên tập thể dục
Nhiều gia đình luôn có suy nghĩ hạn chế cho người già đi lại, vận động vì sợ bị té ngã, tuy nhiên quan điểm đó hoàn toàn sai lầm. Người già cần được tập thể dục và vận động hơn bất cứ lúc nào. Khi vận động xương khớp người cao tuổi được dẻo dai, đàn hồi, các cơ quan trên cơ thể sẽ chậm lão hóa hơn. Vì thế con cháu nên tạo điều kiện cho các cụ, mỗi ngày 30 phút, tập một vài môn thể dục thể thao phù hợp với độ tuổi, nên ưu tiên các môn vận động nhẹ như đi bộ, đạp xe, cầu lông, đánh cờ, dưỡng sinh…. Việc rèn luyện thân thể hàng ngày như vậy không những có ích cho sức khỏe mà qua đó con người được tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn sẽ làm cho tinh thần của các cụ thoải mái và lạc quan hơn.
Dễ nhận thấy chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không bao giờ dễ dàng, nhưng cũng sẽ không quá khó khăn nếu như chúng ta đủ yêu thương và chịu khó thấu hiểu, ghi nhớ.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn