Những cơn đau nhức xương khớp ở người cao tuổi làm sao để giảm dịu cơn đau?

Đối với những người lớn tuổi hoặc các bệnh nhân xương khớp nói riêng, khi giao mùa hoặc những khi thay đổi thời tiết đó là những lúc bệnh nhân xương khớp gặp cơn đau nhiều nhất.

Những cơn đau nhức xương khớp ở người cao tuổi làm sao để giảm dịu cơn đau?

Vì sao người cao tuổi bị đau nhức xương khớp?

Dược sĩ các trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Tuỳ theo bệnh lý khác nhau những bệnh nhân xương khớp đối với những người lớn tuổi thường hay gặp bệnh lý thoái hoá khớp, thoái hoá khớp thường xảy ra những khớp chịu lực hoặc những khớp vận động nhiều. Ví dụ như khớp gối, cổ, thắt lưng, khớp háng. Đối với những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp hay đau khớp bàn ngón chân hoặc bệnh nhân tăng acid uric hoặc bệnh gout thì đau các khớp ở xa như bàn ngón chân hoặc các khớp ở xa đầu chi lạnh.

Sau nhiều năm vận động như vậy, xương khớp bắt đầu thoái hoá. Đối với một số nghiên cứu thực nghiệm bắt đầu thoái hoá từ năm 25 tuổi. Điều này diễn ra âm thầm và lặng lẽ. Do đó chúng ta quan tâm, chăm sóc đến xương khớp nếu phát hiện sớm sẽ làm chậm quá trình thoái hoá. Ngoài ra các bệnh lý khớp khác như các chấn thương cũ, biến dạng khớp hay các bệnh lý khác thì tuỳ theo bệnh lý của từng bệnh.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng khi thay đổi thời tiết hoặc trời đang bình thường đột ngột mưa dông hoặc những lúc trái gió trở trời đổi mùa, người ta thấy các cái receptor ở trên các bao khớp rất nhạy cảm với áp suất trong không khí, khi áp suất trong không khí thay đổi thì tác dụng lên receptor đấy. Đối với những người lớn tuổi và thoái hoá khớp và những người bao hoạt khớp thì cái receptor đó sẽ cảm nhận và nó gây phản ứng viêm khác nhau dẫn đến tăng dịch tiết khớp gây nên đau khớp.

Ngoài ra bệnh lý về hệ miễn dịch như trái gió trở trời thời tiết thay đổi làm cho hệ miễn dịch cơ thể thay đổi do đó tác động lên các bao khớp làm cho bệnh nhân đau khớp.

Đau nhức xương khớp ở người già điều trị ra sao?

Dược sĩ Cao đẳng Dược cho rằng: Việc đau nhức xương khớp ở người cao tuổi nói chung và các bệnh lý người cao tuổi bị xương khớp nói riêng thì cũng được quan tâm rất nhiều. Chúng ta luôn luôn có hai phương pháp điều trị.

  • Phương pháp thứ nhất là không dùng thuốc.
  • Phương pháp thứ hai là dùng thuốc.

Đầu tiên chúng ta phải tìm nguyên nhân trước, rồi sẽ điều trị nguyên nhân. Còn lại mình sẽ điều trị các triệu chứng. Ví dụ thay đổi các thói quen, hàng ngày cũng có nhiều bệnh nhân ngồi vắt chân chữ ngũ sẽ gây áp lực lên khớp gối, đối với thoái hoá khớp gối, háng, cột sống thắt lưng mình sẽ không được vận động tập luyện một số các môn thể thao vận động cái khớp đó thì chúng ta lại vận động quá mức.

Hoặc khi chúng ta cần nghỉ ngơi thì mình lại vận động quá mức. Hoặc khi chúng ta cần vận động thì lại nghỉ ngơi quá mức. Do đó tuỳ lứa tuổi, tuỳ bệnh lý người cao tuổi tuỳ các bệnh mà mắc phải thì chúng ta có những bài tập vận động khác nhau cũng như các môn thể thao phù hợp với người đấy.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Cao đẳng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng

Một số lối sống thừa cân béo phì cũng gây ra gánh nặng cho khớp, lối sống lười vận động, giảm các tập luyện gây các cơ xương khớp nó đi liền với nhau, nếu cơ không khoẻ thì nó không khánh một phần khớp, tất cả các gánh nặng nó dồn lên.

Phương pháp giảm đau cơ xương khớp như khoa phục hồi chức năng, hoặc một số các hệ thống vi tính để tập luyện các vận động, các phương pháp chiếu sóng ngắn,…Bên cạnh các phương pháp trên còn có điều trị đa mô thức để cắt cơn đau đặc biệt các cơn đau cấp.

Bên cạnh đó khi điều trị người bệnh hay mắc phải nhất đầu tiên là phải tuân thủ các điều trị. Một số bệnh nhân tự tăng giảm cơ số thuốc, quá trình đau khớp viêm khớp, thoái hoá khớp là một quá trình vòng tròn. Nếu càng đau nhức, càng viêm sẽ càng thoái hoá nặng. Khi đó sẽ phải dùng thuốc trống viêm giảm đau để mà sử dụng. Khi đó để cắt quá trình vòng tròn đó để giúp khớp bền vững hơn. Chứ không đơn thuần là giảm đau.

Thay vì trườm lạnh thì bệnh nhân lại trườm nóng, khi phản ứng sinh lý của khớp quá mỏng nó tăng đột biến lên thì khi đó chúng ta cần trờm lạnh nhưng ngược lại những lúc phản ứng của cơ thể nó không đáp ứng được thì lúc đó chúng ta cần chườm ấm. Bên cạnh đó còn kết hợp tập luyện để cải thiện thêm.

Tổng hợp bởi: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *