Thoái hóa khớp cổ chân thường xuất hiện ở người cao tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở người. Việc bỏ qua dấu hiệu của căn bệnh này có thể dẫn đến suy giảm nghiêm trọng về chức năng vận động.
- Chăm sóc người cao tuổi bị tiền đình cần lưu ý những vấn đề gì?
- Một số lưu ý về bệnh mạch vành ở người cao tuổi
Dấu hiệu cảnh báo của thoái hóa khớp cổ chân
Ngoài việc lão hóa do tuổi tác, thoái hóa khớp cổ chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chấn thương, làm việc cường độ cao, tư thế vận động sai lệch, thừa cân béo phì, hoặc các vấn đề bệnh lý khác. Ở giai đoạn đầu, căn bệnh thường không gây ra triệu chứng hoặc các triệu chứng nhẹ nhàng và không thường xuyên. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, ngay cả những biểu hiện nhẹ, bạn nên đi khám sớm. Thoái hóa khớp cổ chân có thể tiến triển một cách âm thầm và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể của căn bệnh:
- Đau nhức không rõ nguyên nhân, đặc biệt khi vận động cường độ hoặc gắng sức.
- Đau giảm khi nghỉ ngơi.
- Giới hạn phạm vi vận động và biên độ của khớp cổ chân.
Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn việc điều trị thoái hóa khớp cổ chân có thể khá phức tạp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sau:
- Tràn dịch khớp cổ chân: Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây sưng đau và viêm nhiễm khớp cổ chân.
- Teo cơ: Thoái hóa khớp cổ chân là nguyên nhân hàng đầu gây teo cơ và cứng khớp. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải biến dạng khớp và thay đổi dáng đi, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.
Phương pháp điều trị và phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân
Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp cổ chân, thậm chí có thể kết hợp chúng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Mục tiêu của việc điều trị là giảm đau, phục hồi chức năng khớp, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế tình trạng teo cơ.
- Theo dược sĩ Cao đẳng dược TPHCM có thể điều trị bằng thuốc, thực hiện bài tập vật lý trị liệu và nghỉ ngơi hợp lý.
- Phương pháp phẫu thuật: Thường được áp dụng khi các phương pháp trên không đem lại hiệu quả và bệnh đã gây ra biến chứng nghiêm trọng.
- Phương pháp xoa bóp từ cẳng chân đến cổ chân, bàn chân và ngón chân có thể giúp tăng tuần hoàn máu và hạn chế tình trạng teo cơ.
- Bài tập giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp cổ chân: gập duỗi cổ chân, quay cổ chân, kéo giãn cổ chân.
Phòng ngừa thoái hóa khớp cổ chân:
- Hạn chế làm việc quá sức và nâng vác nặng.
- Chọn giày phù hợp với kích cỡ chân, tránh sử dụng giày cao gót thường xuyên.
- Thường xuyên tập thể dục với các hoạt động như đi bộ, đạp xe, tập yoga, bơi lội.
- Sử dụng nước muối và gừng để ngâm chân, kết hợp với xoa bóp cổ chân.
- Bổ sung canxi vào chế độ ăn hàng ngày.
Các chuyên gia sức khỏe người cao tuổi đã chỉ ra rằng nhận biết và điều trị sớm thoái hóa khớp cổ chân có thể giúp ngăn ngừa sự tiến triển của căn bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.