Bệnh thoái hóa cột sống diễn biến âm thầm nhưng hậu quả để lại hết sức nặng nề, gây suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phát hiện sớm và điều trị tích cực chính là giải pháp giúp người bệnh nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.
- Mách bạn 6 mẹo để có giấc ngủ ngon
- Nguyên nhân nào gây nên chứng ù tai?
- Tìm hiểu về tai biến truyền máu do miễn dịch
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Nguyên nhân nguyên phát
Quá trình lão hóa của cơ thể là quy luật không thể tránh khỏi. Khi tuổi tác càng tăng, cấu trúc cột sống bị hư hại trầm trọng: đĩa đệm bị mất nước, dây chằng bị xơ hóa, các mô sụn bị hao mòn…Vì vậy, người cao tuổi rất hay gặp phải bênh thoái hóa cột sống.
Quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào lối sống, cách sinh hoạt của mỗi người. Có người bị thoái hóa từ rất sớm khi mới 30 -35 tuổi, nhưng có người đến 50, 60 tuổi xương khớp vẫn chắc khỏe.
Nguyên nhân thứ phát
- Chấn thương cột sống do té ngã, tai nạn nhưng không được điều trị dứt điểm.
- Làm việc văn phòng hoặc lao động nặng nhọc với tư thế sai khiến cột sống mất đường cong sinh lý, cả cơ thể gập cong về phía trước.
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học thiếu Canxi, Magie, nhiều dầu mỡ,…
Triệu chứng thoái hóa cột sống
Tùy vị trí thoái hóa ở cổ hay thắt lưng mà triệu chứng sẽ khác nhau.
Thoái hóa cột sống cổ:
Đau mỏi, cứng cổ, khó khăn khi vận động cổ. Triệu chứng đau có thể lan xuống 1 bên vai hoặc cánh tay.
Tê, yếu liệt bả vai, cánh tay, ngón tay; mất cảm giác đôi bàn tay.
Thoái hóa cột sống thắt lưng:
Đau thắt lưng âm ỉ kéo dài trong nhiều tuần;
Khi vào giai đoạn năng, các cơn đau có thể lan xuống chân, gây tê liệt, yếu chân, gây khó khăn cho người bệnh khi di chuyển
Triệu chứng thoái hóa cột sống
Điều trị thoái hóa cột sống như thế nào?
Đau và uống thuốc là thói quen thường dùng của mọi người. Trên thực tế, thuốc chỉ là giải pháp tạm thời để giảm đau. Chuyên trang tin tức sức khỏe mới nhất có chia sẻ thông tin đau cấp mà không được chẩn đoán và điều trị đúng hướng, đúng phương pháp thì sẽ dẫn đến đau mãn.
Cho nên hiện nay số lượng người mắc chứng đau lưng mãn tính rất nhiều vì các thày thuốc không nhìn đúng bản chất của triệu chứng đau của bệnh nhân cho nên có thể nói tất cả các bệnh nhân khi bị đau mỏi khi đi khám đều được chẩn đoán thoái hóa cột sống và dùng nhiều phương pháp kết hợp mà bệnh nhân không giảm.
Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là quá trình tự nhiên không thể ngăn chặn nhưng có thể làm chậm bằng cách thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao.
- Chế độ dinh dưỡng
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho xương khớp vào bữa ăn hằng ngày như Canxi vitamin D, vitamin K, vitamin C,…
- Bổ sung Glucosamine từ các loại thức phẩm chức năng.
- Không dùng các chất kích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê.
- Thói quen sinh hoạt & luyện tập
- Hạn chế các công việc nặng nhọc, dùng sức nhiều, chú ý điều chỉnh tư thế, giảm các áp lực dồn lên cột sống.
- Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngồi nhiều, khoảng 60 phút nên đứng lên đi lại để cột sống, xương khớp được thư giãn.
- Tập thể dục thường xuyên và đúng cách giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.
- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn