Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản là do đâu?

Mùa đông-xuân, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi để khởi phát cơn hen. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hen là một trong các bệnh mạn tính hay gặp nhất.

Hen phế quản là gì?

Hiện nay trên thế giới có hơn 300 triệu người bị hen, dự tính đến năm 2025 con số này tăng lên đến khoảng 400 triệu người. Tử vong do hen mỗi năm có 200.000 trường hợp, Việt Nam có 3.000 ca.

Vậy hen phế quản là gì? Nguyên nhân gây khởi phát cơn hen là do đâu và biện pháp điều trị như thế nào ? Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện của chúng tôi với một bác sĩ đến từ trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

Hỏi: Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết hen là gì và nguyên nhân gây ra hen là do đâu?

Những nguyên nhân gây hen phế quản

Những nguyên nhân gây hen phế quản

Trả lời:                    

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính của phế quản gây phù, phản ứng quá mức và hẹp lòng phế quản. Hiện tượng hẹp phế quản này có thể hồi phục hoàn toàn hoặc ít nhất một phần khi điều trị.

Nguyên nhân gây ra hen phế quản

Điểm chung của hen là đường dẫn khí của họ bị viêm mạn tính, quá mẫn với nhiều loại dị nguyên. Cơn hen là phản ứng của cơ thể đối với dị nguyên. Mỗi một bệnh nhân hen có các loại dị nguyên khác nhau.

Các dị nguyên có khả năng gây ra hen thường gặp là: Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói tạo ra bởi củi đốt. Hít phải không khí ô nhiễm. Hít phải những tác nhân kích thích đường hô hấp như nước hoa hoặc chất tẩy rửa. Tiếp xúc với những chất kích thích đường hô hấp tại nơi làm việc. Do hít phải một số chất gây dị ứng như bụi nhà, lông sút vật,…Nhiễm trùng hô hấp trên: viêm xoang, viêm phế quản, cảm cúm. Thời tiết lạnh, khô. Cảm xúc hưng phấn hoặc stress. Vận động quá nhiều. Trào ngược dịch dạ dày (trào ngược dạ dày thực quản ). Sulphit: một chất phụ gia của một số loại thức ăn và rượu. Ở một số phụ nữ ,triệu chứng hen liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

Những yếu tố nguy cơ của hen

Sốt mùa cỏ khô (viêm mũi dị ứng) và một số chất dị nguyên khác.

Chàm : một loại dị ứng ảnh hưởng trên da.

Di truyền : có cha mẹ hoặc anh chị em cũng bị hen

Hỏi: Các triệu chứng thường gặp trong bệnh hen là gì ?

Trả lời:

Triệu chứng thường gặp trong hen phế quản như sau:

Thở nhanh (thở ngắn): Đặc biệt là có kèm gắng sức hoặc vào buổi tối.

Thở khò khè: nghe có tiếng rít khi thở ra.

Ho: Có thể kéo dài, thường nhiều vào ban đêm và sáng sớm, có thể xuất hiện sau khi tập thể dục, hoặc khi tiếp xúc với không khí lạnh và khô.

Nặng ngực: Có thể đi kèm hoặc không với các triệu chứng trên.

Cơn hen phế quản điển hình:Xãy ra lúc nữa đêm về sáng, bệnh nhân đang ngủ,cảm thấy ngứa họng,ho khan sau đó khò khè khó thở.Bệnh nhân phải ngồi dậy để thở, cơn kéo dài khoảng vài phút sau khi khạc được ít đàm nhày trong bệnh nhân cảm thấy bớt khó thở, có thể ngủ lại được.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác chẳng hạn như:

Sốt, ho khạc đàm đục nếu có nhiễm trùng hô hấp.

Rối loạn tri giác, tím tái nếu có biến chứng suy hô hấp.

Hỏi: Hen được phân chia thành các bậc như thế nào?

Trả lời:

Phân bậc hen phế quản

Bậc I (Nhẹ – không liên tục): tần số xuất hiện cơn hen ngày không quá 2 lần/tuần và triệu chứng về đêm không quá 2 lần/tháng. Cơn hen kéo dài không quá vài giờ. Độ nặng của cơn thay đổi nhưng không có triệu chứng giữa các cơn.

Chức năng hô hấp: FEV1 và PEFR  ≥ 80%

Bậc II (Nhẹ – liên tục): tần số xuất hiện cơn hen ngày nhiều hơn 2 lần/tuần nhưng không phải hằng ngày, triệu chứng về đêm nhiều hơn 2 lần/tháng. Cơn hen đôi khi có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Chức năng hô hấp : FEV1 và PEFR  ≥ 80%

Bậc III (Trung bình – liên tục): tần số xuất hiện cơn hen và triệu chứng về đêm nhiều hơn 1 lần/tuần. Cơn hen ngày xảy ra với cường độ nặng hơn và có thể kéo dài hằng ngày. Cần phải sử dụng thuốc tác dụng nhanh và thay đổi sinh hoạt hằng ngày.

Chức năng hô hấp : 60%  ≤  FEV1 và PEFR  ≤   80%

Bậc IV (Nặng – liên tục): cơn hen ngày xảy ra thường xuyên, triệu chứng về đêm xảy ra liên tục và làm giới hạn những sinh hoạt hằng ngày.

Chức năng hô hấp : FEV1 và PEFR  ≤  60%

Hỏi: Vậy thì hen có thể gây ra các biến chứng gì và có các biện pháp nào để điều trị hen?

Biện pháp nào để điều trị hen?

Biện pháp nào để điều trị hen?

Trả lời:

Biến chng cp tính

Suy hô hấp cấp

Tràn khí màng phổi

Tràn khí trung thất

Biến chứng mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ( nếu hen không hồi phục)

Mục tiêu của việc điều trị

Phòng ngừa những triệu chứng đang tiến triển và gây khó chịu.

Phòng ngừa xảy ra cơn hen.

Phòng ngừa cơn hen nặng cần phải đến khám bệnh hay đến phòng cấp cứu hoặc phải nhập viện.

Tiếp tục duy trì những sinh hoạt hằng ngày.

Giữ chức năng phổi ở mức bình thường hoặc gần bình thường

Giới hạn những tác dụng phụ của thuốc xuống ít nhất trong khả năng cho phép.

Là giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tôi thấy rằng đối với hen ngoài điều trị còn phải kết hợp các biện pháp dự phòng đi kèm

Nguyên tắc điều trị hen phế quản

Điều trị cơn hen cấp

Thuốc dãn phế quản tác dụng ngắn

Corticosteroids tác dụng ngắn

Kháng sinh nếu có nhiễm trùng hô hấp

Nâng đỡ thể trạng và điều trị các bệnh lý đi kèm

Điều trị phòng ngừa

Thuốc dãn phế quản tác dụng dài

Corticosteroids tác dụng dài

Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị mỗi 3 tháng.

Theo tin tức sức khỏe, hầu hết những bệnh nhân hen có thể kiểm soát được tình trạng của mình nếu hợp tác tốt với bác sĩ và tuân thủ chế độ điều trị một cách cẩn thận. Những bệnh nhân không đến khám hoặc không tuân thủ đúng điều trị thường sẽ chuyển sang thể không hồi phục và tiến triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *