Bệnh sỏi mật để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm cho con người, vì thế nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ dư luận.
- Người cao tuổi mắc bệnh hở van tim nên và không nên…
- Gọi tên những thực phẩm giàu vitamin C tốt cho sức khỏe…
- Bệnh suy thận ở người cao tuổi nguy hiểm như thế nào?
Sỏi mật được tạo thành như thế nào?
Sỏi mật được tạo thành như thế nào?
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bệnh sỏi mật là căn bệnh nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Theo nghiên cứu y học mật do gan tạo ra và được dự trữ trong túi mật, những thành phần chủ yêu có trong mật là muối, bilirubin và cholesterol. Theo đó, sỏi mật được hình thành do sự mất cân bằng trong cơ chế hoạt động của các thành phần này, trong cơ thể cholesterol được giữ giới hạn bình thường là do chúng được hòa tan trong muối mật, nếu trong cơ thể tăng nồng độ cholesterol thì lượng muối mật trong đó hòa tan, từ đó hình thành sỏi cholesterol. Sự giảm co bóp và túi mật rỗng thường gặp ở thai kì là một yếu tố quan trọng khác để hình thành sỏi cholesterol.
Bệnh sỏi mật có triệu chứng như thế nào?
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh sỏi mật đều không có triệu chứng báo hiệu bệnh cụ thể, đặc biệt là sỏi túi mật. Hiếm gặp một số người bệnh có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu mơ hồ như chán ăn, sợ mùi dầu mỡ hoặc luôn cảm thấy đắng miệng, khô họng, buồn nôn, đầy trướng, chậm tiêu sau mỗi bữa ăn. Số ít còn lại có triệu chứng khi bệnh đã bị biến chứng nặng thì có các dấu hiệu:
- Triệu chứng Đau bụng: Bệnh nhân mắc bệnh sỏi mật thường khởi phát sau bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ. Vị trí đau ban đầu của bệnh báo hiệu có thể hạ sườn phải, sau đó lan ra bả vai phải và ra sau lưng. Cơn đau có thể âm ỉ nhưng cũng có thể rất dữ dội, kéo dài vài giờ cho đến vài ngày.
- Triệu chứng Sốt: Đau do sỏi mật thường kèm theo sốt do viêm đường mật, túi mật. Sốt có thể xảy ra trước hoặc sau cơn đau, kéo dài vài giờ hoặc có thể kéo dài lâu hơn.
- Vàng da: Bệnh nhân mắc bệnh sỏi mật có thể bị vàng da, vàng mắt xảy ra sau cơn đau và sốt 1 – 2 ngày do sỏi gây tắc mật, kèm theo ngứa, nước tiểu vàng, phân bạc.
Bệnh sỏi mật thường không có triệu chưng rõ ràng nên khi phát hiện bệnh thì hầu hết đã có biến chứng, vì thế chúng ta nên thường xuyên đi khám sức khỏe đúng định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh để có phương pháp chữa trị kịp thời, đây cũng là căn bệnh người cao tuổi dễ mắc phải.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi mật
Nguyên nhân hình thành sỏi mật
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi mật, những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh là do sự mất cân bằng các thành phần có trong dịch mật, đồng thời việc vận chuyển dịch mật trong gan bị ứ trệ kéo dài, viêm đường mật và nhiễm khuẩn dịch mật. Ngoài ra, các yếu tố cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi mật mà các Y học hiện đại khó có thể tác động.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật bao gồm:
- Do chức năng gan suy giảm làm giảm chất chất lượng dịch mật
- Thừa cân, béo phì gây rối loạn mỡ máu.
- Chế độ ăn uống ít calo, nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ và rau xanh.
- Khi con người ít vận động tập luyện cũng khiến dịch mật bị ứ trệ tạo điều kiện thuận lợi cho cholesterol kết tủa trong mật gây ra bệnh sỏi mật.
- Sử dụng thuốc tránh thai dài ngày, từ đó các estrogen làm tăng nồng độ cholesterol trong mật.
- Sử dụng thuốc hạ cholesterol làm tăng cholesterol trong dịch mật.
Phương pháp điều trị sỏi mật
Theo nguồn Tin sức khỏe từ các trang tin tức Y tế uy tín, không có một phương pháp nào cụ thể để điều trị bệnh sỏi mật. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa theo từng triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh cụ thể để đưa ra phác đồ điều trị bệnh khác nhau:
Tùy vào từng thể bệnh thì sẽ có phương pháp điều trị bệnh sỏi mật khác nhau
Điều trị sỏi mật không phẫu thuật
Hiện nay phương pháp điều trị bệnh sỏi mật không cần phẫu thuật đang được nhiều người ưu ái sử dụng, một phần vì tâm lý và có thể hạn chế những rủi ro bệnh có thế gây ra. Các loại thuốc điều trị tan sỏi thực chất là các là acid mật nhưng chỉ có tác dụng với sỏi cholestel nhỏ hơn 1.5cm và chưa bị canxi hóa. Tùy theo mức độ của bệnh mà thời gian kéo dài điều trị bệnh khác nhau, có một số bệnh nhân bị gián đọa bới các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Ngoài ra, phương pháp làm tán sỏi mật qua da, nội soi mật tụy ngược dòng gắp sỏi có thể thành công hoặc tạm ổn định tới 80% các trường hợp sỏi đường mật.
Điều trị bệnh sỏi mật bằng phương pháp phẫu thuật
Khi không thể áp dụng phương pháp làm tan sỏi bằng thuốc thì bắt buộc các bác sĩ chuyên khoa phải dùng phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh sỏi mật. Ngày nay phương pháp phẫu thuật nội soi phổ biến và chiếm ưu thế hơn tất cả các biện pháp khác, vì chúng rất đơn giản, nhanh chóng, đặc biệt có ít biến chứng hơn so với phương pháp mổ hở. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không can thiệp vì sỏi nằm ở vị trí hiểm hóc, rải rác trong các nhu mô gan hoặc người bệnh không đáp ứng được vì lý do kinh tế, sức khỏe không ổn định.
Không thể phủ nhận lợi ích của các phương pháp điều trị sỏi mật bằng Tây y nhưng phương pháp này chỉ là một giải pháp tình thế, không tác động vào căn nguyên gây ra bệnh nên bệnh nhân có khả năng tái phát bệnh sỏi mật trở lại. Vì thế chúng ta cần có những biện pháp triệt để hoàn toàn thì mới có thể giải quyết triệt để hơn các vấn đề của sỏi mật.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn