Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu về cung cấp lượng tuần hoàn. Do tình trạng của từng bệnh mà tim có thể suy một bên trước rồi dẫn đến suy tim toàn.
- Cần làm gì để chống lại sự cô đơn tuổi già?
- Bệnh run tay là căn bệnh như thế nào?
- Chăm sóc cha mẹ tuổi “xế chiều”
Một số thông tin về bệnh suy tim ở người cao tuổi
Suy tim là một biến chứng thường gặp của một số bệnh ở người cao tuổi, người trên 65 tuổi chiếm ít nhất 20% số bệnh nhân nhập viện. Khoảng 85% tử vong vì suy tim xảy ra ở bệnh nhân trên 65 tuổi. Tần suất suy tim gia tăng theo tuổi.
Nguyên nhân của bệnh suy tim là gì?
Bệnh suy tim chủ yếu là biến chứng của một số bệnh ở người cao tuổi, dưới đây là các nguyên nhân dẫn tới suy tim hay gặp nhất:
- Huyết áp cao không điều trị.
- Bệnh cơ tim thiếu máu; nhồi máu cơ tim; bệnh van tim (hẹp, hở van 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ); bệnh tim bẩm sinh không điều trị bằng phẫu thuật (hẹp van động mạch phổi, còn ống động mạch…); viêm cơ tim; loạn nhịp tim kéo dài…
- Cường giáp không điều trị.
- Suy thận mạn tính.
Ngoài ra theo một số nguyền tin tức sức khỏe cho biết, có thể do một số bệnh của mạch máu chủ yếu là của động mạch cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến suy tim. Còn lại, khoản 40% không thể tìm được một nguyên nhân cụ thể cho việc gây suy tim.
Những triệu chứng của bệnh suy tim ở người cao tuổi
Để phát hiện bệnh suy tim người bệnh cần lưu ý những triệu chứng sau:
- Khó thở: thường là khó thở khi gắng sức, sau đó khó thở xuất hiện cả khi nghỉ ngơi. Có thể bị khó thở ban đêm phải ngồi dậy để thở.
- Mệt mỏi: người bệnh suy tim dễ mệt khi làm việc và không gắng sức được.
- Phù chân: thường nặng về buổi chiều và giảm nhẹ vào buổi sáng.
- Ho khan không có đờm kéo dài, ho nhiều khi nằm. Sau khi đã loại trừ các nguyên nhân của bệnh hô hấp cần phải nghĩ đến suy tim.
- Tiểu đêm: do hiện tượng ứ đọng dịch trong cơ thể cả ngày và đêm, ở tư thế nằm lượng máu đến thận nhiều hơn dẫn đến thận lọc và tạo nước tiểu nhiều hơn. Bệnh nhân tiểu lượng nước tiểu nhiều, nhưng tiểu dễ, không tiểu dắt, buốt. Tình trạng tiểu đêm ở người cao tuổi cần phải loại trừ do tiền liệt tuyến lớn, suy thận, mất ngủ.
Nguyên nhân của bệnh suy tim là gì?
Khi có những triệu chứng trên hãy đến cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh, tránh tình trạng bệnh ngày càng tiến triển có thể nguy hiểm tới tính mạng. Người bệnh khi phát hiện suy tim cần tuân thủ một cách nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Cách ngăn ngừa bệnh suy tim tiến triển
Để sống chung với các loại bệnh người cao tuổi thường gặp như bệnh suy tim và không làm bệnh nặng hơn, người bệnh cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí, dưới đây là những điều người bệnh cần thực hiện:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Kiểm tra cân nặng hàng ngày, giảm cân nặng ở người béo. Tuy nhiên, cần giữ mức hấp thu năng lượng cần thiết ở người suy tim nặng hợp lý để ngừa suy kiệt do suy tim.
- Chế độ ăn giảm muối, không nên ăn quá 1/3 muỗng cà phê muối trong một ngày. Đây là chế độ ăn muối rất hạn chế, hầu như không nêm muối trong tất cả các món ăn nên đa số người bệnh khó tuân thủ đúng.
- Hạn chế mỡ và cholesterol.
- Hạn chế rượu. Người bệnh không nên uống rượu nếu bị suy tim. Rượu có thể tương tác với thuốc điều trị suy tim, giảm khả năng co bóp của cơ tim, gây rối loạn nhịp tim.
- Hoạt động ở mức độ trung bình, giữ cân nặng lý tưởng, giảm nhu cầu của cơ tim. Trước khi tập luyện nên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ tập luyện và các chương trình phục hồi chức năng tim mạch.
Suy tim là biến chứng cuối cùng của nhiều chứng bệnh lý khác nhau, không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên việc chữa trị kịp thời và có chế độ chăm sóc phù hợp sẽ ngăn ngừa bệnh tiến triển.