Ở người cao tuổi, việc dùng thuốc bắt buộc và thường xuyên là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến răng miệng. Gây ra một số bệnh lý thường gặp như nha chu, khô miệng…
- Người cao tuổi nên khám bệnh xương khớp ở bệnh viện nào tại TP Hồ Chí Minh?
- Bị đau lưng nên đi khám ở bệnh viện nào?
- Địa chỉ khám xương khớp ở đâu tốt nhất tại Hà Nội?
Một số bệnh lý răng miệng thường gặp ở người cao tuổi
Tuổi càng cao thì sự lão hóa răng miệng càng tiến triển, tổn thương răng miệng có thể là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập vào máu hay cơ quan hô hấp gây trọng bệnh.
Bệnh nha chu thường gặp ở người cao tuổi
Bệnh nha chu là bệnh phá huỷ mô nâng đỡ của răng gồm: xương, lợi và hệ thống dây chằng nha chu. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm nhiễm này chính là mảng bám vi khuẩn. Dấu hiệu sớm của bệnh nha chu là lợi sưng, đỏ và dễ chảy máu. Một khi mảng bám trên răng không được lấy đi thật sạch thì hàng triệu vi khuẩn trong đó sẽ kết hợp với các thành phần khác trong nước bọt tạo nên vôi răng. Vôi răng là cấu trúc rắn có bề mặt sần sùi, tạo điều kiện cho thức ăn và vi khuẩn tiếp tục bám vào. Chính vôi răng và độc tố từ vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm và phá huỷ mô nâng đỡ của răng.
Theo tìm hiểu, hậu quả của căn bệnh người cao tuổi thường gặp này là sự tạo thành vôi răng và quá trình viêm nhiễm nướu răng không còn ôm sát vào răng nữa, hình thành túi nha chu chứa đầy mảng bám. Nếu đã được bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh nha chu thì bạn sẽ phải đi điều trị và tái khám định kỳ để theo dõi sát sao tình trạng răng miệng.
Suy thoái răng miệng người cao tuổi
Những suy thoái ở răng miệng hay quá trình lão hóa gây ra những biến đổi ở răng như: mòn mặt nhai, tuỷ răng bị xơ teo, giảm mật độ tế bào, tạo ngà thứ cấp, ngà dần bị mất nước, răng giòn dễ mẻ, dễ bị gãy, tụt nướu, giảm tiết nước bọt, chức năng nhai giảm sút… Người cao tuổi vẫn bị sâu răng mới, tái phát ở thân răng và dễ bị sâu ở chân răng. Ngoài ra, những biến đổi tại chỗ do bệnh toàn thân và do dùng thuốc điều trị bệnh lý làm cho niêm mạc miệng dễ bị một số tổn thương dạng bóng nước, loét, liken, nhiễm khuẩn… Do đó làm cho các biện pháp vệ sinh răng miệng đều kém hiệu quả.
Suy thoái răng miệng người cao tuổi
Để ngăn ngừa sâu răng, bổ sung fluoride theo chỉ định, sử dụng hàng tuần thuốc rửa chlorhexidine để kiểm soát sâu răng. Bên cạnh đó cần khám định kỳ, thực hiện chế độ dinh dưỡng người cao tuổi hợp lý và theo dõi tình trạng răng miệng thường xuyên.
Tình trạng khô miệng ở người cao tuổi
Quá trình lão hóa không nhất thiết gây ra bệnh khô miệng. Tuy nhiên, người cao tuổi hay dùng thuốc có thể gây khô miệng và nhiều rối loạn sức khỏe khác cũng có thể gây ra khô miệng. Khô miệng có thể là hậu quả của tình trạng sức khỏe nhất định, bao gồm cả các bệnh tự miễn dịch hội chứng Sjogren hay HIV/AIDS. Ngoài ra, ngáy và thở bằng miệng cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng ở người cao tuổi.
Để điều trị khô miệng có thể điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế một loại thuốc của người cao tuổi đang dùng có tính chất không gây khô miệng. Ngoài ra có thể dùng sản phẩm dưỡng ẩm miệng bao gồm nước súc miệng, nước bọt nhân tạo hoặc chất dưỡng ẩm… Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể kê toa dùng pilocarpine hoặc cevimeline để kích thích sản xuất nước bọt, giảm khô miệng.