Những thay đổi khi bước vào độ tuổi “xế chiều”có thể dẫn đến khủng hoảng, tâm sinh lý, tính tình thay đổi nhưng quy luật cuộc sống vốn là vậy.
- Tình yêu tuổi già, thứ tình yêu chung thủy nhất
- Viết cho những Tình yêu không già
- Câu chuyện về người già khao khát được yêu thương
Làm sao để người già trở nên dễ tính hơn
Một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất của con cháu trong gia đình có người già đó là người già trở nên khó tính hơn rất nhiều. Lúc này người già trở nên xét nét, nói nhiều và đôi khi là “dị”. Để cuộc sống bớt căng thẳng, tạo tâm lý thoải mái cho mọi người trong gia đình, người thân có những tác động để làm dịu sự sự khó tính vốn có của người già.
Trẻ hóa bản thân
Người già thường hay có suy nghĩ mình không còn khả năng kiếm tiền nên sẽ là gánh nặng cho gia đình. Nhưng bù lại họ là những người có rất nhiều kinh nghiệm và vốn kiến thức sống tích lũy được theo năm tháng. Đó là kho báu quý giá mà người trẻ cần phải học tập nếu họ biết cách khai thác. Hãy để cho họ thể hiện bản thân, như vậy họ mới không cảm thấy mình vô dụng. Khi về già người già rất sợ cô đơn, không có người trò chuyện, vì thế người thân con cháu cần tích cực trò chuyện để tâm lý người già trở nên thoải mái, thư giãn. Với nhiều gia đình có tư tưởng khá thoáng còn “nên duyên” cho người già với mục đích giúp ông bà, bố mẹ có người để tâm sự tuổi già.
Người già nên học học cách suy nghĩ tích cực
Tìm cho mình một thú vui tao nhã
Nói không sai khi về già con người chính là “tỉ phú thời gian”, lúc này nếu chỉ quanh quẩn ở nhà thì người già rất dễ bị khó chịu, bực bội, sinh ra cáu bẳn dẫn đến nhìn mọi thứ đều cảm thấy “chướng mắt” thành ra khiến người thân trong gia đình cũng cảm thấy mệt mỏi theo.
Để có thể “đốt cháy” thời gian, người già nên tham gia một vài môn thể thao, lớp học khiêu vũ, diễn đàn trò chuyện để tâm lý người già được cởi mở và hòa nhập hơn. Đây cũng là một trong những bí quyết sống vui khỏe có ích của người già. Có rất nhiều cách để giúp người già giải trí tìm niềm vui trong cuộc sống vì thế con cháu cũng nên tạo điều kiện và khuyến khích người già tham gia một vài hoạt động tập thể. Tìm đến các thú chơi tao nhã sẽ rút ngắn thời gian rảnh rỗi, tránh làm họ cảm thấy buồn chán dễ sinh cáu gắt.
Khuyến khích người già tham gia các hoạt động
Sẵn sàng tâm lý
Ở giai đoạn sung sức hãy kết hợp làm việc và giải trí, chuẩn bị sẵn sàng về sức khỏe và tâm lý trước khi bước vào thời kỳ “xuống dốc”. Nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý và dần làm quen với một vài món ăn dinh dưỡng cho người già, chế độ ăn trong giai đoạn này cần giảm lượng đường và muối, tăng cường ăn nhiều rau tươi, quả chín và các thức ăn giàu chất chống oxy hóa, ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá, đặc biệt là tăng cường vận động. Việc chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cũng như có chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp giúp duy trì được sức khỏe tốt, hạn chế mắc một vài căn bệnh của người cao tuổi. Người già cũng cần giữ cho mình một tâm hồn phong phú với tâm lý luôn sẵn sàng khi trở thành người cao tuổi. Điều này sẽ tránh tạo nên tâm lý hoang mang, lo sợ khi về già, sức khỏe giảm sút cũng như những điều tiêu cực xung quanh.
Với nhiều thay đổi về mặt tâm lý cũng như sinh lý nên việc người già trở nên khó tính hơn cũng là điều dễ hiểu. Trong khi đó lớp trẻ năng động và luôn có xu hướng “hướng ngoại”. Họ có phong cách sống trẻ trung, nghĩ cũng “thoáng”. Điều này vô tình gây nên những mâu thuẫn trong các gia đình có hai, ba thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Vì vậy, để người già “dễ tính” hơn các thành viên trong gia đình cần ôn hòa, tinh tế và chịu nhường nhịn cũng như quan tâm, chăm sóc đến mong muốn của người già lúc này.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn