Nuôi dạy con thành đạt là niềm mong mỏi suốt đời của cha mẹ nhưng về già không phải bận tâm thì những thiếu thốn tinh thần lại khiến họ chết dần mòn trong sự cô đơn.
- Bệnh run tay là căn bệnh như thế nào?
- Chăm sóc cha mẹ tuổi “xế chiều”
- Tình yêu tuổi già, thứ tình yêu chung thủy nhất
Cô đơn là đòn chí tử của người già
Cô đơn là đòn chí tử của người già
Cho tới hôm nay những người làm chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cũng không thể quên được hình ảnh khắc khổ của bà Nguyễn Minh Huệ, 78 tuổi ở Nam Định với bàn tay nhăn nheo, gầy gò và nụ cười héo hắt. Công việc hàng ngày của bà là đi lượm ve chai, nhặt cơm thừa và bán đồng nát để làm kế sinh nhai. Có lần bà bất tỉnh từ 3 giờ đến tận sáng hôm sau thì hàng xóm mới phát hiện ra, may mà kịp đưa đi bệnh viện. Hỏi con cháu bà đâu mà để bà sống một mình? thì bà nuồn rầu chia sẻ: bà cũng có con có cháu nhưng lại nghèo quá nên không nỡ sống chung, cứ một mình bươn chải kiếm sống trong căn chòi lá cất tạm để ở. Mong ước cuối đời là một ngày nào đó con cháu sẽ đón bà về vui hưởng tuổi già nhưng có lẽ hy vọng này đang dần trở thành vô vọng vì cái nghèo cứ mãi đeo bám. Chia sẻ về cái nghề mà cụ bươn chải, cụ kể: “Cơm mà họ bỏ theo đường, lượm về phơi bán ăn, có bữa cả tháng bán được ba bốn chục ngàn đủ mua gạo mua đồ ăn, mấy bữa trời không nắng đâu có phơi được thì lại bỏ, rồi đói lại thành quen, các con nó nghèo lại bệnh nọ, bệnh kia, nếu mình theo nó lấy gì nó ăn, cụ rẫu rĩ kể, còn chúng tôi thì không cầm nổi nước mắt.
Câu chuyện buồn này là một lời nhắc nhở sâu sắc, cảnh tỉnh cho những người con chỉ mải lo chuyện làm ăn, lo xây dựng gia đình nhỏ của mình mà lãng quên chăm sóc những bậc sinh thành vất vả một đời nuôi mình khôn lớn, đến lúc nhận ra thì đã quá muộn màng. Có thể những thứ mà họ cần đâu phải là sơn hào hải vị hay nhà cao cửa rộng, họ chỉ muốn tuổi già nhìn thấy các con thành đạt, hàng ngày sớm tối vui buồn bên con cháu, vậy mới nói đừng bao giờ để người già họ phải chịu cô đơn, vì cô đơn có thể âm thầm “giết đòn chí tử” mà khi con cái nhận ra thì cũng đã muộn.
Đừng để tuổi xế chiều lay lắt giữa cô đơn
Trẻ cậy cha, già cậy con
Trẻ cậy cha, già cậy con” vốn là một đạo lý của người Việt Nam. Tuy nhiên, ngày nay, khi nhịp sống hiện đại đã vô hình làm cho giá trị đạo đức đó bị thay đổi. Nhưng dù có ở góc độ nào, có bận bịu hay nghèo khó ra sao cũng không thể để cha mẹ lay lắt một mình như vậy, khi trái gió chở trời thì người già họ biết nương tựa vào đâu, có chắc sơn hào hải vị đã làm cha mẹ vui mà họ chỉ cần một bữa cơm ấm áp, có đầy đủ thành viên trong gia đình, vậy là đủ. Những phận làm con có biết, một trong những bí quyết sống vui khỏe của tuổi già là gì hay không? Đó chính là gia đình, là tình thân, là nhìn thấy con cháu mỗi ngày. Họ chẳng sợ nghèo khổ, họ, chỉ sợ lúc nhắm mắt xuôi tay không được gặp mặt con cháu, chưa thấy con cháu yên bề gia thất. Người già họ cũng nghĩ nhiều về tuổi trẻ, nghĩ về những kỷ niệm cũ vớí sự hối tiếc, day dứt và cả sự bình thản trong tâm hồn. Chỉ có điều, tuổi xế bóng càng dễ gặp phải cô đơn, trăn trở rồi nặng lòng suy nghĩ. Tuổi già không chỉ phải đối mặt với cô đơn mà con phải đối diện với nhiều vẫn đề bệnh tật cũng vô hình lấy đi tình cảm gia đình, nhiều cụ vì cô đơn mà dẫn đến bệnh trầm cảm, bệnh tuổi già, khiến những người con ngại chăm sóc bởi những toan tính riêng tư. Nếu như ngày xưa cả 3 thế hệ cùng ở chung với nhau cùng lo lắng, chăm sóc thì ngày nay một phần do tác động của cuộc sống công nghiệp, xã hội bị phân hóa và họ chăm sóc cho cha mẹ bằng đồng tiền nhiều hơn là bằng tình thương yêu. Nhiều người chỉ biết mướn người chăm sóc cha mẹ hoặc đưa vào các trung tâm chăm sóc và rồi cũng lãng quên lại cuốn theo cuộc sống của xã hội hiện đại. Nhưng những người con không biết rằng, khi về già họ chỉ muốn gần gũi các con nhưng không phải dùng đồng tiền để mua chuộc người khác làm trách nhiệm cho mình. Trong sâu thẳm nỗi đau, họ cần lắm một lần siết tay, một cái ôm thật chặt hay những lời vỗ về từ người thân, con cái. Vì thế, đừng bao giờ để cái “đòn chí tử cô đơn” tồn tại với sức khỏe tuổi già.
Đừng để khi trên áo đã cài bông hồng trắng mới tiếc thương cha mẹ. Vì khi đó đã quá muộn, không ai có thể quay ngược thời gian để sống lại những ngày quý giá xưa kia.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn