Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, người cao tuổi cần xây dựng đời sống tinh thần khoẻ mạnh, lập chế độ luyện tập phù hợp để nâng cao sức khoẻ và tuổi thọ của mình.
- Những triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật dễ gặp ở người già
- Danh sách “vàng” những món ăn bổ dưỡng cho người già
- Nhóm thực phẩm dinh dưỡng tốt cho “an hưởng tuổi vàng”
Bệnh nào hay gặp ở người cao tuổi?
Bệnh nào hay gặp ở người cao tuổi?
Sau đây là một số nhóm bệnh người cao tuổi thường gặp như:
- Bệnh về hệ thống tuần hoàn: Trong số các bệnh về tim mạch ở người cao tuổi thì bệnh xơ vữa động mạch, bệnh thiểu năng mạch vành, bệnh tăng huyết áp… chiếm tỷ lệ tương đối nhiều. Một số trường hợp, các loại bệnh này thường gặp ở những người béo phì, nghiện bia, rượu.
- Bệnh về hệ hô hấp: Bệnh viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…là những bệnh gặp khá nhiều ở người cao tuổi, nhất là ở những người có tiền sử hút thuốc lá hoặc đang hút thuốc lá, thuốc lào và những người sống trong tình trạng thiếu dưỡng khí như: nhà chật hẹp, thiếu ánh sáng, khói bếp nhiều.
- Bệnh về đường tiêu hóa: Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa như: viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc đi lỏng… Táo bón là một bệnh do nhiều lý do khác nhau nhưng trong đó có một lý do mà người cao tuổi hay gặp phải là do ít vận động. Một số người cao tuổi thường ngồi một chỗ, thêm vào đó là ít ăn rau, uống ít nước nên rất dễ bị bệnh trĩ.
Ngoài ra, người cao tuổi cũng có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng, trào ngược thực quản hoặc viêm đại tràng mạn tính… Các loại bệnh này thường làm cho người cao tuổi rất khó chịu, gây lo lắng, ăn không ngon, ngủ không ngon giấc hoặc kém ngủ, mất ngủ kéo dài. Mất ngủ lại làm cho nhiều bệnh ở người cao tuổi phát sinh.
Điểm mặt những cách giúp nâng cao sức khỏe người cao tuổi
Những cách chăm sóc người cao tuổi khoa học
Để có thể giảm thiểu tối đa các bệnh người cao tuổi thường gặp cũng như giúp nâng cao sức khỏe, người cao tuổi cần phải:
- Tập thể dục, chơi thể thao: Phần lớn người cao tuổi ít vận động, khiến cơ thể thích nghi kém hơn với sự thay đổi của môi trường sống. Khi trời tiết chuyển mùa cũng dễ mắc bệnh vặt. Tập thể dục nhẹ nhàng, chơi thể thao phù hợp với sức khoẻ như dưỡng sinh, yoga, thiền, khiêu vũ dưỡng sinh… sẽ giúp cải thiện sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng và sự dẻo dai để phòng chống bệnh tật. Bên cạnh đó, sau quá trình tập luyện mất sức cần phải quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng người cao tuổi để cung cấp kịp thời dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái tạo sức khỏe ở người cao tuổi.
- Tham gia hoạt động xã hội: Đối với người cao tuổi, làm việc thiện, sống có ích cho xã hội là niềm vui sống. Tham gia các hoạt động thiện nguyện sẽ giúp họ cảm thấy dễ thông cảm, sẻ chia, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, tham gia các các lớp học do hội nhóm tổ chức riêng cho người cao tuổi như nấu ăn, ngoại ngữ, hướng dẫn sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng… sẽ giúp đời sống tinh thần của người cao tuổi thêm phong phú.
- Du lịch, thăm viếng họ hàng:Con cái đi sớm về muộn làm người cao tuổi phát sinh cảm giác trống trải, phiền muộn khi ở nhà một mình. Du lịch nghỉ dưỡng, vãn cảnh đền chùa, cảnh đẹp quê hương, thăm viếng họ hàng… là một trong những khoảng thời gian vui vẻ, đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực của người cao tuổi.
- Tham gia hoạt động hội nhóm: Các hoạt động hội nhóm giúp người cao tuổi trẻ trung, năng động hơn. Các hoạt động hội nhóm tại khu dân cư, chung cư, phường xã sẽ giảm bớt thời gian buồn tẻ khi ở nhà. Người cao tuổi được phát huy vai trò xã hội, sẽ cảm thấy mình vẫn còn trẻ trung, năng động.
- Tham gia chương trình chăm sóc sức khỏe: Người cao tuổi nên thường xuyên tham gia các chương trình thăm khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi để kiểm tra tổng quát chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể BMI, huyết áp, độ loãng xương… Như vậy, bản thân có thể tầm soát và điều trị bệnh kịp thời nếu có.
Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng nên tham gia các buổi hội thảo tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp thắc mắc, hiểu hơn về cách tự theo dõi và chăm sóc sức khỏe hay chế độ dinh dưỡng khoa học…