Hãy ủng hộ người già khi họ “đi bước nữa” sau hôn nhân tan vỡ hoặc sau thời gian góa bụa vì đây là liều thuốc cực hiệu quả chống lại chứng cô đơn ở người già.
- Chăm sóc cha mẹ tuổi “xế chiều”
- Tình yêu tuổi già, thứ tình yêu chung thủy nhất
- Viết cho những Tình yêu không già
Đừng để tuổi già héo úa trong sự cô đơn
Người già “có đôi”giúp chống được những căn bệnh tuổi già
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sống sống độc thân chính là nguyên nhân gián tiếp khiến cho sức khỏe người cao tuổi bị sa sút một cách nghiêm trọng. Nguyên nhân được các nhà khoa học phân tích bởi khi cuộc sống “người già có đôi có cặp” thì mỗi người thường dễ dàng duy trì các thói quen tốt hơn, thông qua những việc họ phải làm cùng nhau. Đồng thời, không thể phủ nhận giá trị của sự chăm sóc mà các cặp đôi dành cho nhau và sự kiểm soát lẫn nhau trong điều trị bệnh tật. Đặc biệt điều này có giá trị phòng ngừa đối với hầu hết các dạng bệnh tâm thần – tâm lý, không riêng gì sa sút trí tuệ. Ngoài ra, cuộc sống lứa đôi còn giúp phát triển năng lực của não gọi là “dự trữ tri giác”, giúp người già chịu đựng được sự hư hỏng của não bộ lâu hơn. Năng lực này được tạo ra bằng cách duy trì đời sống tinh thần và xã hội tích cực, điều mà người “có đôi” dễ tìm thấy hơn.Vì thực chất người già sống dựa trên đời sống tinh thần là chủ yếu nên khi có người tâm sự tuổi già đời sống của các cụ sẽ được duy trì tốt hơn bởi đầu óc thoải mái, tinh thần minh mẫn. Vì thế ở các nước phương tây việc cha mẹ, ông bà đi tìm bạn đời rất được con cháu ủng hộ. Thậm chí nhiều gia đình còn chủ động “lên duyên” cho người già.
Tuổi già nhưng họ vẫn muốn được yêu
Cô đơn nỗi ám ảnh kinh hoàng người già
Qua khỏi ngưỡng cửa “nửa chừng Xuân”, chúng ta bước vào thế hệ gọi là “đứng tuổi”, tức là lứa tuổi trên 60. Lúc này người già không chỉ đối mặt với những căn bệnh người già hay mắc phải mà còn phải đối mặt với nỗi cô đơn tuổi già, bởi vì do phải đáp ứng cho sự đòi hỏi của công ăn việc làm, con cái thường sống xa gia đình mà để lại bố mẹ một hình trong những căn nhà trống vắng thiếu sự quan tâm của người thân, lúc này khi không được hỏi han, quan tâm người ra rất dễ sinh ra buồn chán, u uất. Thực trạng này không chỉ xảy ra riêng ở nước ta mà còn tăng vọt và khá phổ biến thuộc nhiều nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Con người ta ngày nay sống thọ hơn so với người của thế kỷ trước nhờ vào sự phát triển của khoa học, y khoa, cũng như tiện nghi vật chất do kỹ thuật đưa đến. Mặt trái của việc sống lâu chính là sự cô đơn của tuổi già cũng vì thế mà tăng theo. Tình trạng cô đơn ấy, khi kéo dài lại có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người cao tuổi.
Nói một cách an ủi, tất cả chúng ta, ai “cũng, rồi, thì”, sẽ “già hơn” theo ngày tháng. “Có tuổi” là giai đoạn không thể tránh khỏi của vòng đời, thích hay không thích, ta không thể thờ ơ hay chối bỏ, mà nên chuẩn bị những phương pháp để đáp ứng với tình huống cô đơn, sẽ tới. Tình trạng cô đơn bắt nguồn từ những cô lập, tách rời người thân trong gia đình, bạn bè. Sự cô lập ấy có thể bắt nguồn từ chính nội tâm mà cũng đến từ các yếu tố bên ngoài qua sự tương tác của hai phía. Đa số những người nghỉ hưu, sau một thời gian “đi đây đi đó”, sẽ trở về với sự cô đơn buồn chán. Đó là những người may mắn, có điều kiện tài chính. Riêng những người sống ở những nơi hẻo lánh, hay không có nhiều tiền của thì sự đau khổ càng nhiều hơn. Ngoài ra, các nguyên nhân khác như không chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, chế độ dinh dưỡng người cao tuổi không đảm bảo, cũng làm cho sự cô đơn tăng cao bội phần.
Hệ quả tai hại của tình trạng cô đơn là sự rối loạn về tâm thần, tri thức, cũng như trầm cảm phiền muộn kinh niên và cuối cùng là những ảnh hưởng đáng tiếc đến tình trạng sức khoẻ.Vì thế để hạn chế tình trạng này giải pháp được nhiều người đặt ra đó là lên vun vén, tác hợp kết đôi khi người già có nhu cầu.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn