Một nhóm các rối loạn di truyền xảy ra ở các mô liên kết gọi là hội chứng Ehlers-Danlos. Đây là một hội chứng nguy hiểm tác động tới sự mềm dẻo của khớp xương, làm cho da bị mỏng và căng ra quá mức.
- 3 bài tập tại nhà giúp bệnh nhân cải thiện chứng rối loạn tiền đình
- Những điều cần biết về ung thư dạ dày
- Một số lưu ý về chăm sóc sức khỏe khi thay đổi thời tiết
Nguyên nhân hình thành hội chứng Ehlers – Danlos
Nguyên nhân hình thành hội chứng Ehlers – Danlos
Ehlers-Danlos là một trong các rối loạn di truyền hiếm gặp, gen biến dị là gen trội do vậy nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì sẽ di truyền cho con với tỉ lệ là 50%. Ngoài ra một số ít người mắc hội chứng này có thể là do đột biến ngẫu nhiên trong quá trình phát triển phôi thai.
Những dấu hiệu của cơ thể khi mắc phải Ehlers-Danlos
Người bệnh mắc phải hội chứng Ehlers – Danlos sẽ xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như:
– Người bệnh có mô liên kết của các khớp xương lỏng lẻo làm cho các khớp khi chuyển động có thể bị trượt ra khỏi mức cho phép bình thường, các khớp quá mềm dẻo. Một số trường hợp bệnh nhân có thể vận động lưỡi để chạm được vào chóp mũi của mình.
– Chuyên trang tin tức sức khỏe mới nhất có cập nhật, hội chứng Ehlers – Danlos làm cho các mô liên kết yếu hơn khiến cho da bị căng dãn quá mức, mỏng và rất dễ bị rách. Khi lớp da bị rách da lại gặp nhiều khó khăn trong việc khâu lại và chữa lành vết thương, do da căng và mỏng quá mức. Còn có thể nhìn thấy mạch máu dưới da một cách rõ ràng do quá mỏng.
– Bệnh nhân có thể bị sa van tim, thoát vị, vỡ động mạch, thủng ruột, sa tử cung, có túi thừa ổng tiêu hóa…
Những phương pháp điều trị cho bệnh nhân Ehlers – Danlos
Những phương pháp điều trị cho bệnh nhân Ehlers – Danlos
Do hội chứng gây ra bởi yếu tố di truyền, vậy nên hiện tại không có phương pháp chữa trị cho hội này. Việc điều trị Ehlers-Danlos chủ yếu giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng, kiểm soát sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng xấu cho cơ thể.
– Bệnh nhân có thể dùng ibuprofen để giúp giảm đau, cũng có thể dùng liều cao hơn cho các cơn đau khớp.
– Do mạch máu quá mỏng nên để tránh áp lực của máu quá lớn lên thành mạch thì cần giữa cho huyết áp ở mức thấp hơn bình thường, tránh vỡ mạch máu.
– Áp dụng phương pháp điều trị vật lý trị liệu cho bệnh nhân khi các khớp hoạt động bị xô lệch. Tăng cường sự ổn định và sức bền cho các cơ, khớp giúp bệnh nhân vận động linh hoạt hơn, tránh các tổn thương do vận động sai gây ra. Có thể dùng một số các dụng cụ nẹp, đai đeo…để cố định các khớp.
– Một số trường hợp bệnh nhân bị thoát vị, sa van tim, thủng ruột, hay vỡ mạch máu… thì cần tiến hành các phẫu thuật kịp thời.
– Phụ nữa mắc bệnh này nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc mang thai, tốt nhất nên tiến hành các sàng lọc trước sinh. Đồng thời cũng cẩn thận trong giai đoạn này do cơ thể quá yếu dễ bị tổn thương.
– Người mắc hội chứng Ehlers-Danlos này cần có một lối sống và sinh hoạt đặc biệt. Đặc biệt hạn chế vận động quá mức, làm việc quá sức, chơi các môn thể thao nặng. Tốt nhất nên chọn các bài tập nhẹ nhàng để tránh các chấn thương có thể gây ra do các khớp yếu. Không nên mang vác vật nặng, vật có tính sát thương, do da rát mỏng và dễ rách.
Không nên ăn các thức ăn quá cứng hoặc quá dẻo giúp cho hàm nghỉ ngơi và bảo vệ khớp hàm, đặc biệt không nên ăn kẹo cao su, ăn kẹo mạch nha, kẹo dừa… Hạn chế dùng quá sức, hay thở gấp, không nên chơi các loại nhạc cụ thổi… điều này góp phần giúp ngăn chặn xẹp phổi.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn