Do quá trình lão hóa tự nhiên nên hệ xương khớp của người cao tuổi dần trở nên suy yếu, người cao tuổi cần có những biện pháp chủ động để phòng bệnh.
- CÁNH PHÒNG BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU HIỆU QUẢ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
- PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM HỌNG MỖI KHI ĐÔNG VỀ
- TỔNG QUAN VỀ CHỨNG MẤT NGỦ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Dấu hiệu và biện pháp phòng bệnh xương khớp ở người cao tuổi
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể nên loãng xương , thoái hoá khớp là những bệnh lý thường gặp nhất ở người cao tuổi. Loãng xương , thoái hoá khớp gây ra các cơn đau làm người bệnh khó chịu, giảm khả năng vận động, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Loãng xương
Xương bị xốp, thưa và giảm khối lượng xương là một trong những biểu hiện của loãng xương, loãng xương thường đi kèm những hiện tượng khác như tăng nguy cơ bị gãy và lún cột sống. Người cao tuổi mắc loãng xương thường có biểu hiện đau nhức xương, gù vẹo cột sống do đốt sống bị lún, xẹp làm giảm chiều cao so với lúc người bệnh còn trẻ. Người cao tuổi mắc loãng xương thường mắc kèm một số bệnh lý khác như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành, thoái hóa khớp, thừa cân…
Có rất nhiều nguyên nhân gây loãng xương ở người cao tuổi, Bác sĩ sẽ kết hợp nhiều biện pháp để điều trị loãng xương như sử dụng thuốc điều trị kết hợp với thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học. Các thuốc dùng để điều trị loãng xương ở người cao tuổi gồm nhóm thuốc thuốc tái tạo xương, thuốc chống hủy xương rất cần thiết và quan trọng đối với tất cả các bệnh nhân. Nhóm thuốc giúp tạo xương bao gồm: canxi, vitamin D, thuốc chống đồng hóa…Người cao tuổi không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị loãng xương để tránh gây nguy hiểm và tác dụng phụ của thuốc.
Loãng xương ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người cao tuổi
Thoái hóa xương khớp
Giảm phản xạ đầu xương và giảm thiểu đáng kể việc tiết dịch nhầy của khớp (dịch khớp) là một trong những đặc trưng của thoái hóa khớp. Khớp gối, khớp đốt sống cổ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp háng, khớp cổ chân, bàn chân…chính là những khớp dễ thoái hóa nhất ở người cao tuổi. Khi thoái hóa khớp bệnh nhân thường có biểu hiện đau cột sống thắt lưng, cột sống cổ, đau khớp gối, đau khớp háng,…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người cao tuổi.
Chườm lạnh, sau đó chườm bằng nước nóng (dùng khăn thấm nước nóng, nếu có điều kiện thì ngâm trong bồn tắm có nước ấm để cho người ấm lên, sau đó lau người khô và mặc quần áo),…là những biện pháp giúp bệnh nhân điều trị thoái hóa khớp hiệu quả. Người cao tuổi cũng có thể tiến hành xoa, bóp nhẹ nhàng rồi dùng dầu, kem xoa vào khớp làm cho nóng lên giảm nhanh tình trạng cứng khớp hiệu quả.
Mỗi buổi sáng thức dậy nếu bệnh nhân có biểu hiện cứng khớp nên tập co duỗi khớp gối, cổ chân vặn mình nhẹ nhàng (khớp đốt sống lưng, thắt lưng), xoay cổ sang phải, sang trái một cách nhẹ nhàng (khớp đốt sống cổ) để các khớp bắt đầu có sự vận động. Nếu người cao tuổi đã thực hiện những biện pháp trên nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân nên đến gặp các Bác sĩ chuyên khoa để được sử dụng thuốc hợp lý.
Để phòng tránh hiện tượng thoái hóa khớp nói chung và những bệnh xương khớp ở người cao tuổi, ngay từ lúc tuổi ngoài 40 mọi người nên có chế độ sinh hoạt và tập luyện nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày như chơi thể thao, đi bộ, bơi…, hạn chế mang vác nặng, làm các động tác quá sức. Khi thấy các dấu hiệu bất thường về xương khớp nhanh chóng đi khám Bác sĩ ngay để được tư vấn đầy đủ.
Thanh Mai – suckhoenguoicaotuoi.edu.vn