Chuẩn đoán và xử trí bệnh tiểu đường đau thần kinh

Bệnh tiểu đường đau thần kinh được bác sĩ chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh tiểu đường cũng như thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Chuẩn đoán và xử trí bệnh tiểu đường đau thần kinh

Chuẩn đoán và xử trí bệnh tiểu đường đau thần kinh

Tìm hiểu cách kiểm tra và chẩn đoán

Bệnh tiểu đường đau thần kinh được bác sĩ chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh tiểu đường cũng như thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Các thử nghiệm trong quá trình thăm khám có thể bao gồm cả kiểm tra sức mạnh cơ bắp, phản xạ và nhạy cảm gân, nhiệt độ và độ rung.

Các kiểm tra mà bệnh nhân cần trải qua nhằm thu thập các thông tin cần thiết cho chẩn đoán thường bao gồm:

– Thử nghiệm sợi dây: kiểm tra sử dụng một sợi nylon mềm có tên là monofilament. Chạm monofilament vào chân và xem liệu bệnh nhân có thể hay không thể cảm nhận được sợi dây. Nếu không cảm nhận được, gợi ý cho dấu hiệu cảm giác thần kinh bị mất.

– Nghiên cứu dẫn thần kinh: là một thử nghiệm nhanh chức năng các dây thần kinh ở tay và chân thông qua sử dụng các tín hiệu điện. Nghiên cứu này có ý nghĩa củng cố chẩn đoán hội chứng ống cổ tay.

– Điện cơ (EMG): ghi nhận cùng với các nghiên cứu dẫn truyền thần kinh, điện cơ là thử nghiệm ghi lại thay đổi điện thế trong cơ.

– Thử nghiệm đáp ứng: đây là một thử nghiệm không xâm lấn nhằm mục đích đánh giá đáp ứng, rung động thần kinh và những thay đổi về nhiệt độ.

– Thử nghiệm hệ thần kinh tự chủ: đây là một thử nghiệm được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ triệu chứng đau thần kinh tự chủ, cụ thể là các xét nghiệm đặc biệt để xem xét huyết áp ở các vị trí khác nhau và đánh giá khả năng đổ mồ hôi.

Theo nhiều thông tin trên trang tin bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, hiệp hội bệnh tiểu đường Mỹ đã đưa ra khuyến cáo cho tất cả bệnh nhân đái tháo đường cần kiểm tra toàn diện bàn chân ít nhất mỗi năm một lần bởi bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia về bàn chân. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân đã có biến chứng thần kinh ngoại biên, cần tự kiểm tra vết loét, nứt da, cục chai, mụn nước, xương khớp và bất thường khác thường xuyên.

Khi đã chẩn đoán bệnh thần kinh tiểu đường, bác sĩ sẽ giới thiệu cho bệnh nhân một bác sỹ chuyên khoa hoặc chuyên môn khác để theo dõi.

Mục tiêu điều trị

Mục tiêu điều trị chủ yếu cho các bệnh nhân có bệnh tiểu đường đau dây thần kinh tập trung vào:

– Kiểm soát và ngăn bệnh tiến triển.

– Ngăn và giảm đau.

– Ngăn ngừa biến chứng và phục hồi chức năng.

Phong cách sống và dự phòng bệnh

Việc thay đổi phong cách sống có thể giúp giảm nguy cơ mắc phải chứng đau thần kinh tiểu đường, một số gợi ý như:

– Kiểm soát huyết áp: bệnh nhân tiểu đường thường có nhiều khả năng gặp phải tình trạng huyết áp cao hơn những người bình thường. Khi mắc đồng thời tăng huyết áp và đái tháo đường khiến bệnh nhân tăng đáng kể nguy cơ gặp phải các biến chứng vì cả hai đều tổn thương mạch máu và giảm lưu lượng máu. Bởi vậy, giữ huyết áp trong phạm vi khuyến cáo là cần thiết và chắc chắn là yếu tố cần kiểm tra ở tất cả buổi khám cũng như tại nhà. Theo hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến cáo, mức huyết áp tối ưu là dưới 130/80 mmHg. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây lại cho rằng mục tiêu huyết áp tâm thu của 135 – 140 mmHg cũng mang lại lợi ích như nhau.

– Chế độ ăn uống với thực phẩm lành mạnh: cân bằng các loại thức ăn lành mạnh trong chế độ ăn, tăng cường trái cây, rau và ngũ cốc và giới hạn kích thước khẩu phần để giúp đạt được hoặc duy trì trọng lượng khỏe mạnh.

– Thể dục mỗi ngày: tập thể dục giúp đạt trọng lượng khỏe mạnh, đồng thời giảm thiểu nguy cơ biến chứng tim mạch và giúp kiểm soát tốt huyết áp đáng kể. Lời khuyên là nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày trong ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Tuy nhiên, có một số đối tượng đặc biệt cần chú ý chỉ tập các bài tập không có gánh nặng trọng lượng, đó là những bệnh nhân có bệnh thần kinh nặng và giảm cảm giác ở chân.

– Bỏ thuốc lá: ngưng sử dụng thuốc lá dưới mọi hình thức đối với bệnh nhân tiểu đường. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gây ra biến chứng tim mạch và đột quỵ cũng như tăng nguy cơ biến chứng bàn chân. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cần trợ giúp trong việc bỏ thuốc lá.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *