Càng về già sức khỏe người cao tuổi càng yếu dần dẫn tới một số chức năng bị giảm sút. Chính vì vậy, người già cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình một cách tỉ mỉ.
- Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường ở người già
- Cách chữa bệnh đau lưng ở người già hiệu quả nhất
- Bạn biết gì về chứng đau lưng ở người cao tuổi?
Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người cao tuổi
Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi
Theo nhiều chia sẻ của giáo sư đầu ngành trên trang tin bí quyết chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống cho người cao tuổi cần đầy đủ dinh dưỡng, cân đối, và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
- Nhu cầu năng lượng: Nhu cầu về năng lượng ở người cao tuổi giảm, người cao tuổi ăn ít hơn (khoảng 25-30 kcal/kg cân nặng/ngày). Chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho giữ cân nặng lý tưởng hoặc nằm trong giới hạn BMI bình thường là từ 18,5 – 23.
- Nhu cầu chất bột đường: Nhu cầu chất bột đường cũng giảm, người cao tuổi khi ăn nhiều đường ngọt dễ mắc bệnh tiểu đường type 2. Không nên ăn quá 20g đường/ngày.
- Nhu cầu chất đạm, nhu cầu chất béo: Đều giảm, ở người cao tuổi, hoạt động của men lipase phân giải mỡ giảm dần và cơ thể có xu hướng thừa mỡ trong máu, dễ gây bệnh tim mạch. Do đó, cần hạn chế chất béo, chủ yếu dùng dầu thực vật.
- Nhu cầu vitamin và khoáng chất: Riêng nhu cầu vitamin và khoáng chất cần tăng. Các dưỡng chất hay thiếu hụt ở người cao tuổi là vitamin B12, Folate/Folic acid, canxi, vitamin D, magiê, chất xơ, omega-3 và nước.
Các thực phẩm cần cho người cao tuổi
Bữa ăn cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng người cao tuổi cần đủ bốn nhóm thực phẩm chính và đa dạng các loại thực phẩm khác như:
- Nhóm chất bột đường: gạo, ngũ cốc, bún, miến, phở…
- Nhóm chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, hải sản, đậu đỗ, lạc, vừng…
- Nhóm chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật, lạc, vừng…
- Nhóm rau xanh và quả chín: cung cấp các vitamin và khoáng chất.
Cách lựa chọn thực phẩm cho người cao tuổi:
Chất bột đường
- Gạo: tránh xay sát quá kỹ, có thể ăn gạo lứt, có nhiều chất xơ tốt cho tiêu hóa + Khoai, củ: người cao tuổi nên thay thế một phần cơm bằng các loại khoai củ vì ít năng lượng, không béo mà có nhiều chất xơ chống táo bón.
Chất đạm
Các thực phẩm cần cho người cao tuổi
- Chọn các loại thịt ít mỡ. Nên ăn tăng cá vì đạm trong cá dễ hấp thu và có nguồn chất béo không no tốt cho người cao tuổi, nhất là những người mắc các bệnh về tim mạch. Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3-4 quả trứng/1 tuần, ăn thêm các loại chất đạm có nguồn gốc thực vật như: đậu phụ, lạc, vừng…
- Nên dùng thêm sữa, ưu tiên sữa chua (dễ tiêu và có lợi cho tiêu hóa).
- Ăn tăng các thực phẩm có hàm lượng canxi cao như: tôm, tép, cua đồng, cá nhỏ kho nhừ ăn cả xương (100g tép chứa 910mg canxi).
- Hạn chế các thực phẩm có hàm lượng muối cao như các loại dưa cà muối. Hạn chế những món ăn sức khỏe không tốt, thức uống gây mất ngủ như: cà phê, chè đặc…
- Nên uống nước trà xanh tốt cho tim mạch và các loại thức uống có tác dụng an thần như hạt sen, chè ngó sen, trà nụ vối…
Chất béo
- Nên ăn cân đối giữa dầu thực vật và mỡ động vật.
- Vitamin và khoáng chất: nên ăn 300-400 g rau củ quả hàng ngày, đa dạng thực phẩm (10-20 loại thực phẩm mỗi ngày).
- Uống đủ nước hàng ngày giúp cho tiêu hóa tốt hơn và đào thải các chất cặn bã của cơ thể. Uống đủ 1,5-2 lít/ một ngày, cần tạo thói quen uống nước không chờ khát mới uống.
Cách ăn
- Ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá no. Thức ăn nấu mềm dễ cho việc tiêu hóa, luộc hoặc hấp. Trong bữa ăn cần chú ý có canh. Có thể tăng thêm 1-2 bữa/ngày.
Tóm lại, người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, có một chế độ vận động vừa sức phù hợp sức khỏe và tuổi của từng người và giữ tinh thần sảng khoái, yêu đời.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn