Với rất nhiều người già, hai chữ cô đơn gợi lên một cảm giác sợ hãi. Đó có thể là sự buồn chán, bị cô lập, hay nỗi sợ phải đối mặt với chính mình.
- Bệnh run tay là căn bệnh như thế nào?
- Chăm sóc cha mẹ tuổi “xế chiều”
- Tình yêu tuổi già, thứ tình yêu chung thủy nhất
Người già nên chủ động tìm người tâm sự tuổi già
Người già nên “cách tân” tư tưởng
Do sự khác nhau về lối sống giữa các thế hệ hay vì cuộc sống mưu sinh nên hiện rất nhiều các cặp vợ chồng trẻ đã dọn ra ở riêng để tìm cho mình một không gian sống với mà không bị gò bó. Điều này vô tình đã tạo nên một khoảng trống lớn và sự cô đơn cho người già trong chính ngôi nhà của mình. Khi đối mặt với sự cô đơn nhiều người tỏ ra sợ sệt và lo lắng nhưng lại không chia sẻ với người thân vì nhiều lý do, lúc này để đẩy lùi nỗi cô đơn đó người già nên chủ động kết thân với những người “đồng trang lứa” để có người tâm sự tuổi già. Khi được tâm sự, chia sẻ tinh thần người già sẽ cảm thấy thoải mái và yêu đời hơn. Đó cũng là lý do ngày xưa, các cụ sống gần con cháu, đa số sống thọ hơn. Sự giao tiếp xã hội, quen biết nhiều người, bao giờ cũng có lợi hơn là có hại. Những phương tiện như FaceBook, Twitter, cũng có lợi nếu biết sử dụng như một công cụ, miễn đừng để nghiện ngập chúng, hay ganh đua, đàm tiếu với những người bạn ảo.
Ngoài ra, không riêng gì kết bạn với người, kết bạn với thú vật, như nuôi chó, nuôi mèo, nuôi cá… cũng làm giảm nguy cơ bị bệnh tật và gia tăng tăng tuổi thọ. Gần đây ở một vài nước phát triển trên thế giới lại có dịch vụ truyền máu từ người trẻ cho người già để làm tăng tuổi thọ vì nhờ khả năng chuyên chở oxygen cao hơn của hồng huyết cầu trẻ. Cho dù lý thuyết này có đúng đi chăng nữa, sau khi tiếp máu, hồng huyết cầu chỉ sống độ 3 tháng và cần tiếp tục truyền máu mới, chưa kể những nguy hiểm của việc truyền máu. Để tăng khả năng chuyên chở oxygen, ta chỉ cần tăng cường vận động, chỉ cần 20 phút mỗi ngày, 3 lần mỗi tuần là đủ. Tập thể dục, khiêu vũ, ngồi thiền cũng là phương cách hữu hiệu để chống lại sự cô đơn cũng như giúp người già sống vui- khỏe- có ích mỗi ngày.
Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
Tuổi thọ người già được nâng cao phụ thuộc vào chất lượng sống
Ở Sing đến tuổi nghỉ hưu người già vẫn đi làm một vài công việc chân tay, mục đích của họ không phải là để kiếm tiền mà đi làm để tìm thú vui tuổi già, khi trong môi trường làm việc họ được giao tiếp cũng như nói chuyện sẽ giúp người già vơi bớt đi nỗi buồn cô quạnh. Tuy nhiên ở nước ta lại chưa xuất hiện những công việc phù hợp với người già nên khi đến tuổi nghỉ hưu người già chỉ có thể quanh quẩn bên con cháu hoặc ở nhà. Lúc này người già có thể tham gia một vài lớp học cho người cao tuổi hoặc nghe giảng kinh, lên chùa làm từ thiện… để tạo sự tươi mới trong tâm hồn.
Một yếu tố khác đó chính là chuyện tiền bạc. Thực tế bao giờ vẫn vậy, có tiền thì có được nhiều vật chất, kể cả sức khoẻ. Nên để dành tiền đủ khi lớn tuổi, nhưng cũng không nên để dành quá nhiều cho con cái sau khi mình ra đi. Khuynh hướng của người Á Đông kể cả người Việt chúng ta là làm lụng cả đời, dành dụm, không dám tiêu xài, để của lại cho con. Tuy nhiên điều này là không cần thiết, người già nên để số tiền đó thường xuyên đi khám bác sĩ để được kiểm tra sức khoẻ người cao tuổi. Sau 60 tuổi, tình trạng sức khoẻ có thể biến đổi rất nhanh, trong vòng 6 tháng. Thế nên để có một sức khỏe tốt cũng tinh thần thoải mái người già có thể áp dụng một vài cách trên để xua tan đi nỗi cơ đơn tuổi già.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn