Người cao tuổi mắc bệnh thận sẽ tiến triển nhanh dẫn đến suy thận và có nguy cơ tử vong rất cao. Do đó, các phương pháp điều trị bệnh thận được rất nhiều người quan tâm.
- Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh viêm họng
- Dinh dưỡng qua thông dạ dày như thế nào?
- Triệu chứng và cách phòng tránh bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
Cách phương pháp điều trị bệnh thận ở người cao tuổi
Khi tuổi càng cao thì các chức năng, bộ phận trong cơ thể dần suy thoái, sức khỏe giảm sút, hệ miễn dịch làm việc không sung sức như khi còn trẻ, đó là cơ hội cho rất nhiều căn bệnh bùng phát. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thận cũng bị lão hóa theo thời gian, khi về già thì kích thước của thận sẽ nhỏ lại, lưu lượng máu đi qua thận giảm và chức năng lọc của thận cũng giảm dần. Vì thế những người cao tuổi có khả năng mắc suy thận cao hơn nhiều so với những người khác.
Nguyên nhân gây bệnh thận ở người cao tuổi
Chia sẻ sau nhiều năm giảng dạy tại Cao đẳng Dược TP HCM, thầy Hoàng Văn Ngọc cho biết: Bệnh thận ở người cao tuổi có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng nguyên nhân tác động trược tiếp đến thận là:
- Làm việc quá sức, không cơ thời gian nghỉ ngơi
- Cơ thể lão hóa, sức đề kháng kém
- Nhịn tiểu kéo dài
- Ăn uống kém, ăn uống không khoa học, lười uống nước
- Tác dụng phụ của thuốc như thuốc huyết áp, thuốc lợi tiểu… gây tổn thương cầu thận, ống thận
Dấu hiệu bệnh thận ở người cao tuổi
Cũng giống như các độ tuổi khác mắc bệnh thận, người cao tuổi mắc bệnh thận khiến chức năng của thận bị suy giảm, cơ chế bài tiết chất cặn bã không được triệt để khiến cho chất độc bị tồn đọng lại ở bên trong cơ thể và gây nên những nguy hại. Hầu hết với nhiều người, bệnh thận không có bất kì dấu hiệu đặc biệt nào để báo trước về sự xuất hiện của nó. Nhiều trường hợp thận đã suy giảm tới 90% chức năng mà vẫn không có một dấu hiệu đặc trưng nào.
Các giảng viên Văn bằng 2 Cao dang Duoc TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ bệnh thận ở người cao tuổi có 2 cấp độ: suy thận cấp tính và suy thận mãn tính. Muốn nhận biết suy thận ở người già có thể theo dõi lượng nước tiểu thải ra mỗi ngày. Phần lớn trường hợp suy thận cấp, người bệnh không có nước tiểu hoặc lượng nước tiểu thải ra một ngày chỉ ở khoảng dưới 100ml. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể xuất hiện những triệu chứng như sưng phù nề mặt và mắt do nước bị ứ bên trong cơ thể. Ở giai đoạn này, với một số người, thuốc chữa suy thận cũng đem lại một phần tác dụng nhất định. Nếu suy thận ở người cao tuổi chuyển sang giai đoạn mãn tính, người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, chán ăn, ngứa ngáy, thiếu máu. Vì đây là những dấu hiệu không điển hình nên nhiều người thường bỏ qua. Bệnh nặng hơn nữa thì có thể xuất hiện những triệu chứng khác như tiểu ra máu hoặc mủ, tiểu đêm, buồn nôn, ăn không ngon miệng, tay chân bị sưng hoặc tê, da xỉn màu, cơ bắp hay có hiện tượng chuột rút.
Dấu hiệu bệnh thận ở người cao tuổi
Cách điều trị bệnh thận ở người cao tuổi
Để điều trị bệnh thận và bảo vệ sức khỏe người cao tuổi các Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo những người trong độ tuổi trung niên, cao tuổi nên đi khám sức khỏe định kì, nhất là những người có tiền sử mắc các bệnh về thận. Không nên chủ quan, coi thường khi có những biểu hiện ban đầu của bệnh, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng thì rất khó chữa trị.
Khi đến các cơ sở Y tế, người cao tuổi sẽ cần thực hiện một số kiểm tra để chẩn đoán chính xác bệnh:
- Thử nghiệm nước tiểu trong 24h: Người bệnh sẽ phải thu thập tất cả các mẫu nước tiểu được thải ra ngoài cơ thể trong 24 giờ để phân tích về protein và chất thải (urê, nitơ, và creatinin). Nếu chất đạm hiện diện trong nước tiểu nghĩa là thận bị tổn thương.
- Tỷ lệ lọc cầu thận (GFR): Đây là giá trị trung bình tiêu chuẩn cho thấy toàn thể chức năng của thận. Chỉ số GFR mức bình thường ở nam giới thường khoảng 100-140 ml/ phút. Nếu mắc bệnh suy thận mãn, chỉ số GFR sẽ giảm khá nhanh.
- Xét nghiệm máu: Đo Creatinine và urea (Bun) trong máu: Nếu mức độ các chất này gia tăng trong máu nhiều hơn mức bình thường tức là chức năng của thận đang ngày càng yếu đi.
- Nhiều dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cho biết: Họ sẽ lấy mẫu nước tiểu của người bệnh để kiểm tra tình trạng bệnh. Bước đầu tiên trong xét nghiệm nước tiểu là dùng que thử nước tiểu có phản ứng hóa học để kiểm tra sự hiện diện khác biệt của các thành phần bình thường và bất thường trong đó có cả protein. Khi que thử dương tính về protein tức là có sự bất thường về thận. Bước tiếp theo sẽ là khảo sát nước tiểu dưới kính hiển vi để tìm ra sự hiện diện của các phôi, các tinh thể, các tế bào hồng và bạch huyết cầu.
- Siêu âm: Bệnh suy thận mãn tính thường cho kết quả siêu âm thấy kích thước thận bị thu nhỏ hoặc lớn hơn mức bình thường. Việc siêu âm cũng có thể chẩn đoán được sự hiện diện của đường tiết niệu bị tắc nghẽn, sỏi thận và đánh giá lưu lượng máu vào trong thận.
- Sinh thiết: Khi làm kiểm tra này, một mẫu của mô thận có thể được lấy bằng cách gây tê khu vực và đưa kim qua da vào thận.
Cách điều trị bệnh thận ở người cao tuổi
Để điều trị bệnh thận ở người cao tuổi, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp, có trường hợp sử dụng thuốc nhưng cũng có trường hợp cần phải chạy thận hoặc ghép thận. Hi vọng những chia sẻ về cách điều trị bệnh thận ở người cao tuổi sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho mọi người.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn