Cách phòng tránh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Sa sút trí tuệ là một sự rối loạn não bộ khiến cho trí nhớ và nhận thức bị suy giảm. Bệnh thường gặp đối nhất với người ở độ tuổi 50, tuy nhiên độ tuổi trẻ tuổi vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao.

Cách phòng tránh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Cách phòng tránh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ như thế nào?

Biểu hiện sớm của sa sút trí tuệ thông thường là giảm trí nhớ tức là bị quên những điều đã biết trước đây. Bệnh nhân gặp khó khăn khi tiêu tiền, mất kỹ năng mua sắm, gặp khó khăn khi đi lại, lúc dùng điện thoại… Thay đổi nhân cách như vẻ mặt ngơ ngác, thái độ thờ ơ với mọi người, hay than phiền là bị quên hết cả. Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, bệnh nhân bị loạn trí nhớ về không gian, khó nhận biết nơi mình đang ở và những nơi khác mà mình đã biết trước đây, họ luôn tin rằng họ đang ở một nơi khác với nơi họ đang ở thật sự dù có những đồ vật quen thuộc. Có những bệnh nhân lại gặp chứng quên toàn bộ thoáng qua. Đó là một rối loạn có tính chất chu kỳ của hệ thần kinh trung ương biểu hiện bằng sự mất trí nhớ đột ngột. Họ thường hay lặp lại câu hỏi, nhấn mạnh từ cuối hay nhắc lại đoạn cuối của câu.

Biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ như thế nào?

Biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ như thế nào?

Nếu bị quên do cao tuổi thì bệnh nhân mất dần tính hài hước trong giao tiếp, suy nghĩ chậm dần, nhân cách ít biến đổi, thường quên sự việc mới xảy ra nhưng lại nhớ rất kỹ các sự việc đã xảy ra rất lâu. Trường hợp bị quên do các nguyên nhân tâm thần, bệnh nhân thường bị rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, chất lượng công việc giảm sút, ăn mất ngon, hay lo lắng sợ hãi. Nếu bị quên do các bệnh thần kinh thường có các biểu hiện khiếm khuyết thần kinh. Đa số bệnh nhân sa sút trí tuệ bề ngoài vẫn có vẻ bình thường, nên không phát hiện sớm được bệnh. Do giảm trí nhớ và nhận thức nên bệnh nhân gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy bệnh nhân ngày càng bị động và dần dần lẩn tránh mọi giao tiếp xã hội. Những bệnh nhân sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu còn có thêm các biểu hiện thần kinh khu trú như: yếu cơ, liệt cơ, rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ. Các nhà chuyên môn còn định ra tiêu chuẩn để xác định sa sút trí tuệ giai đoạn sớm gồm: bệnh nhân có than phiền về việc giảm sút trí nhớ; trí nhớ của bệnh nhân có giảm so với tuổi; mọi hoạt động, sinh hoạt trong đời sống hằng ngày vẫn bình thường; chức năng nhận thức chung bình thường; bệnh nhân chưa bị sa sút trí tuệ.

Phòng ngừa sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cách bệnh người cao tuổi thường gặp như bệnh sa sút trí tuệ, chủ yếu dùng thuốc chỉ để làm chậm tiến triển của bệnh. Vì thế, phòng ngừa vẫn là quan trọng nhất, đặc biệt khi các yếu tố nguy cơ ngày càng nhiều hơn.

Giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer thì các biện pháp hỗ trợ cho trí nhớ như sổ tay, máy nhắc công việc hàng ngày là rất hữu ích. Những người trong gia đình nên tạo ra các hoạt động vui vẻ và tránh những chuyện gây mất vui. Bếp núc, nhà tắm, phòng ngủ nên giữ cho an toàn. Giao lưu trò chuyện và duy trì tâm trạng bình thản là rất cần thiết.

Điều trị sa sút trí tuệ do mạch máu cần phải tập trung vào những nguyên nhân nền như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch và đái tháo đường. Việc phục hồi chức năng nhận thức là rất khó.

Phòng ngừa sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Phòng ngừa sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Cần có chế độ dinh dưỡng người cao tuổi, ăn điều độ hợp lý như: ăn nhiều rau, hoa quả, đậu, lượng cá vừa đủ, giảm các chế phẩm sữa, ít thịt, bổ sung dầu ô-liu… giảm ăn muối; bổ sung đầy đủ các vitamin B12, B6, folat trong khẩu phần ăn sẽ làm giảm nồng độ homocystein; bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia…

Tập thể dục đều đặn, tăng cường hoạt động trí óc, tham gia các hoạt động xã hội… sẽ có tác dụng tích cực để phòng bệnh sa sút trí tuệ.

Để có thể chăm sóc BN sa sút trí tuệ tại nhà, người chăm sóc phải có những kiến thức nhất định thông qua sự tư vấn của các thầy thuốc chuyên khoa. Ví dụ như: học cách tiếp xúc với BN sa sút trí tuệ, những kỹ năng chăm sóc thông thường như: cho ăn, tắm rửa…, kỹ năng ứng xử khi BN có những bất thường về hành vi, các biện pháp đảm bảo an toàn cho BN…

Giai đoạn cuối, khi BN có những rối loạn về tâm thần như: hoang tưởng, ảo giác, kích động, đi lang thang hoặc các biến chứng khác… thì cần cho BN nhập viện điều trị.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *