Khi thấy có những triệu chứng bất thường liên quan đến thận thì người cao tuổi cần đến các trung tâm y tế để chữa trị và phòng ngừa biến chứng suy thận có thể gây ra.
- Bệnh suy thận ở người cao tuổi nguy hiểm như thế nào?
- Truy tìm nguyên nhân gây ra bệnh suy thận ở người cao tuổi
- Cách điều trị bệnh béo phì ở người cao tuổi
Cách phòng ngừa bệnh suy thận ở người cao tuổi
Các triệu chứng báo hiệu bệnh suy thận ở người cao tuổi
Bệnh suy thận là bệnh người cao tuổi đang gia tăng ở mức báo động, chúng “ âm thầm” hủy hoại cơ thể và sinh ra nhiều biến chứng suy thận nguy hiểm cho người cao tuổi. Chính vì vậy, bạn cần biết những triệu chứng của căn bệnh này để sớm có phương pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời.
Những dấu hiệu bệnh suy thận ở người già thường là mất cảm giác trong các món ăn, người bệnh luôn cảm thấy ăn không được ngon miệng, thường xuyên thấy choáng váng và buồn nôn thậm chí là nôn mửa không rõ nguyên nhân. Khi bệnh suy thận ở người cao tuổi tiến triển nặng hơn thì có thể xuất hiện những dấu hiệu như mệt mỏi, mất ngủ, không tập trung, luôn cảm thấy có vị tanh trong miệng. Đồng thời, chân tay bị phù nề, huyết áp tăng dần do nước bị tích tụ, đi tiểu tiện nhiều hơn so với bình thường, nước tiểu màu lạ, thậm chí là nước tiểu kèm theo máu. Tất cả những biểu hiện này có thể không xuất hiện cùng một lúc những lại cùng xuất hiện trong khoảng thời gian nào đó nên người bệnh cần quan sát và chủ động đi khám xét kiểm tra, vì đây có thể là những triệu chứng đầu tiên báo hiệu bệnh suy thận ở người cao tuổi.
Các triệu chứng báo hiệu bệnh suy thận ở người cao tuổi
Các biện pháp phòng ngừa suy giảm chức năng thận
Khi người cao tuổi mắc bệnh suy thận thì cần sớm có phương pháp điều trị để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm bệnh suy thận có thể gây ra. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hay trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thận nên thường xuyên đi khám chuyên khoa tiết niệu. Qua các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và theo dõi huyết áp sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát hoạt động của thận chính xác và kịp thời. Ngoài ra, chế độ ăn uống của người cao tuổi mắc bệnh thận cũng rất quan trọng trong việc quyết định các biến chứng bệnh gây ra. Chế độ dinh dưỡng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo như sau: Người cao tuổi mắc bệnh suy thận cần tuân thủ chế độ ăn uống có chứa ít chất đạm, bột sắn, khoai lang miến dong và các loại hoa quả như: nhãn, xoài, đu đủ chuối bệnh nhân nên tránh. Đồng thời, các loại rau như : rau cải, bầu, bí, mướp, ngót, muống, dền, giá đỗ cũng cần kiêng triệt để, người cao tuổi mắc bệnh suy thận, đặc biệt phải kiêng bia, rượu và chất kích thích. Ngoài ra, khi nấu ăn, đồ ăn cần được nấu nhạt, không sử dụng mì chính, đồng thời dùng một thìa nước mắm trong một ngày. Đối với người cao tuổi mắc bệnh suy thận bị phù nề cơ thể thì cần tuân thủ chế độ ăn nhạt hoàn toàn. Còn nước uống thì cần được đun sôi để nguội, uống nước phải bằng lượng nước tiểu ra trong ngày.
Cách phòng tránh bệnh thận cho người cao tuổi
Cách phòng tránh bệnh thận cho người cao tuổi
Để người cao tuổi không mắc bệnh thận và bảo vệ thận tốt nhất thì bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể, ít nhất là 2 lít mỗi ngày. Những người làm việc trong môi trường nóng nực, tập thể thao, lao động nặng nên uống nhiều hơn để cơ thể đào thải độc tố ra bên ngoài bằng nước tiểu nhưng người cao tuổi mắc bệnh suy thận cần thận trọng khi sử dụng các loại nước khoáng thiên nhiên vì trong nước này có các muối như canxi cacbonat khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dạng canxi oxalat gây sỏi thận nguy hiểm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận cho người cao tuổi. Ngoài ra, để tránh cho người cao tuổi không bị mắc bệnh suy thận thì cần kiêng rượu, bia và nên ăn các thức ăn có lợi như ít muối, ít chất béo, đồng thời ăn nhiều cá, rau quả. Một số loại thức ăn ít muối như thực phẩm tươi, trái cây, củ hành, tiêu, chanh, gừng, không tự ý dùng thuốc bừa bãi, đặc biệt các loại thuốc nam.
Bệnh suy thận ở người cao tuổi để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, vì vậy để hạn chế tối đa nguy cơ mắc căn bệnh này thì cần tuân theo chỉ định cũng như chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, khi khám thận cần chú ý kiểm tra huyết áp, nước tiểu, xét nghiệm máu để phát hiện sớm nhất những nguy cơ gây ra bệnh suy thận cho người cao tuổi.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn