Bệnh sởi là một loại bệnh rất nguy hiểm để lại những biến chứng nặng nề cho bệnh nhân nếu không có cách chữa trị kịp thời. Vậy có cách nào phòng bệnh hiệu quả?
- Những triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật dễ gặp ở người già
- Danh sách “vàng” những món ăn bổ dưỡng cho người già
- Nhóm thực phẩm dinh dưỡng tốt cho “an hưởng tuổi vàng”
Cách phòng bệnh sởi cho trẻ sơ sinh dưới 9 tháng tuổi và trẻ mầm non
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách tiêm ngừa và phòng tránh bệnh sởi cho trẻ an toàn hiệu quả nhất, hãy cùng tham khảo để có thêm kinh nghiệm trở thành một người mẹ hoàn hảo khi chăm sóc con cái.
Phòng sởi cho trẻ sơ sinh dưới 9 tháng tuổi
Trẻ nên tiêm phòng sởi khi nào?
Vắc- xin sởi được tiêm chủng miễn phí cho trẻ trong buổi tiêm phòng hàng tháng tại các trạm y tế. Theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe cho biết, ở Việt Nam, bé được tiêm phòng mũi đầu tiên lúc 9 tháng tuổi, mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu có lỡ quên lịch tiêm phòng sởi cho trẻ, mẹ đừng quá lo lắng. Bạn có thể cho con tiêm phòng bổ sung tại các phòng khám trong bệnh viện. Việc tiêm phòng trễ sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ. Nhiều chuyên gia cho rằng, hiệu quả của vắc-xin sẽ cao hơn tùy theo độ tuổi tiêm phòng. Vắc-xin sởi chỉ có 95% hiệu quả khi trẻ được 12 tháng tuổi, và 98% hiệu quả khi trẻ 15 tháng tuổi.
Tại sao không tiêm phòng sởi cho trẻ quá sớm hay quá muộn?
Theo chuyên gia, lý do vắc xin kém hiệu quả là bởi vì khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ chúng đã nhận được kháng thể từ mẹ để bảo vệ chúng khỏi vi rút. Khi ra đời, trẻ nhận thêm kháng thể từ dây rốn. Kết quả, khi trẻ được tiêm chủng quá sớm, các kháng thể kể trên có thể thực sự giết chết các vi rút được tiêm vào cơ thể trong vắc xin trước khi trẻ có được sự miễn dịch, hoặc khả năng tự bảo vệ khỏi vi rút. Tuy nhiên theo 1 số trang tin tức sức khỏe khác cho biết, khi được 1 tuổi, các kháng thể không còn đủ mạnh để giết vi rút trong vắc xin tiêm chủng, làm cho vắc xin hiệu quả hơn.
Điều này cũng khiến cho trẻ dưới 1 tuổi dễ bị mắc sởi, một bệnh dễ lây lan, gây sốt, sổ mũi, ho và phát ban khắp cơ thể. Sởi có thể phát triển thành viêm phổi, nhiễm trùng não (viêm não), động kinh, tổn thương não và thậm chí là tử vong. Khoảng 28% trẻ nhỏ mắc sởi phải nhập viện do các biến chứng.
Phòng sởi cho trẻ mầm non
Hỏi về chính sách tiêm chủng của nhà trẻ: Tiêm chủng là điều không bắt buộc tại cơ sở giữ trẻ. Vì vậy, để bảo vệ con, bạn nên hỏi xem nhà trẻ có yêu cầu tất cả trẻ và nhân viên ở đó phải tiêm chủng hay không.
Đảm bảo rằng bạn cũng được tiêm chủng: Chắc chắn rằng bạn và bất kỳ người lớn nào tiếp xúc gần gũi với con cũng đã được tiêm chủng đầy đủ.
Phòng sởi cho trẻ mầm non
Nói chuyện với bác sĩ: Nguy cơ lây nhiễm sởi vẫn còn rất thấp, nhưng có thể là tăng cao nếu bạn sống gần nơi bùng phát dịch. Vì vậy, nếu nghe nói về một đợt bùng phát dịch trong khu vực sinh sống của mình, bạn nên kiểm tra trang web của sở y tế địa phương để tìm thêm thông tin hoặc nói chuyện với của bác sĩ nhi để được hướng dẫn. Nếu bạn sống gần một nơi bùng phát dịch lớn khiến cho trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn thì sở y tế địa phương có thể khuyến cáo bạn nên tiêm chủng sớm hay cho các trẻ có nguy cơ ở nhà thay vì đi nhà trẻ.
Hướng dẫn phòng bệnh sởi cho trẻ sơ sinh dưới 9 tháng tuổi và trẻ mầm non trên đây hy vọng sẽ giúp các mẹ có cách phòng sởi hiệu quả cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu phát triển. Ngoài bệnh sởi ra các mẹ cần đưa trẻ tiêm ngừa những mũi khác để đảm bảo trẻ luôn được bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn