Ung thư là một trong những căn bệnh khó chữa, gây nguy hiểm đên sức khỏe, tính mạng con người. Muốn điều trị bệnh ung thư với tỉ lên thành công cao thì phải phát hiện sớm.
- Bệnh suy thận ở người cao tuổi nguy hiểm như thế nào?
- Nguyên nhân gây ra bệnh táo bón ở người cao tuổi
- Bạn biết gì về chứng bệnh táo bón ở người cao tuổi
Cách phát hiện sớm 5 loại ung thư của hiệp hội ung thư mỹ
Rất nhiều bệnh nhân chủ quan nên phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn, do không nhận biết được những dấu hiệu ban đầu của bệnh nên tỉ lệ điều trị thành công không cao, nguy cơ tử vong rất lớn. Mới đây theo nhiều chia sẻ trên trang tin bí quyết chăm sóc sức khỏe cho biết, Hiệp hội Ung thư Mỹ đã đưa ra các hướng dẫn cách phát hiện sớm 5 loại ung thư thường gặp.
Ung thư vú
Phụ nữ cần nắm rõ những triệu chứng của ung thư vú. Khi thấy có những thay đổi bất thường của bầu ngực như sờ thấy u, hoặc biến đổi màu sắc, kích thước, cần sớm nhận biết và đến gặp bác sỹ thăm khám. Tất cả phụ nữ đều cần hiểu rõ về tầm soát ung thư vú, những lợi ích của việc tầm soát ung thư vú định kỳ.
- Phụ nữ độ tuổi 40 – 44: nên bắt đầu khám sàng lọc ung thư vú định kỳ hàng năm
- Phụ nữ độ tuổi 45 – 54: nên chụp nhũ ảnh hàng năm.
- Phụ nữ độ tuổi 55 trở lên: nên chụp nhũ ảnh 2 năm/lần, hoặc có thể tiếp tục khám sàng lọc hàng năm.
Ung thư vú
Nhiều tâm sự người cao tuổi cho biết, với những phụ nữ có tiền sử gia đình bị mắc ung thư vú cần trao đổi với bác sĩ và nên được khám sàng lọc định kỳ hàng năm bằng cách chụp nhũ ảnh và chụp cộng hưởng từ (MRI).
Ung thư phổi
Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo những người thuộc đối tượng có nguy cơ ung thư phổi cao, cần làm sàng lọc ung thư phổi định kỳ hàng năm.
Những đối tượng có nguy cơ ung thư phổi cao gồm:
- Những người nằm trong độ tuổi từ 55 đến 74.
- Những người thường xuyên hút thuốc lá
Ung thư và polip đại tràng, trực tràng
Ung thư đại trực tràng thường phổ biến ở nam giới sau tuổi 45. Nên với những đối tượng này, cần được tầm soát định kỳ hàng năm bằng phương pháp nội soi. Những người có tiền sử người thân trong gia đình mắc ung thư đại trực tràng là đối tượng có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng, Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến bắt đầu ở độ tuổi 45 chúng ta cần khám tầm soát định kỳ. Ngay cả khi sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu đau đớn, bạn cũng đừng xem thường việc tầm soát định kỳ, và cố gắng duy trì cho đến 75 tuổi. Đối với những người ở độ tuổi từ 76-85, hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề tầm soát này. Trên 85 tuổi, không cần thiết tầm soát ung thư đại trực tràng nữa.
Ung thư cổ tử cung
Theo nhiều bản tin tức sức khỏe khác cho biết, ung thư cổ tử cung là căn bệnh ám ảnh đa số phụ nữ. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ từ 9-26 tuổi nên tiêm phòng vacxin cổ tử cung. Tất cả các phụ nữ dù đã tiêm phòng HPV hay chưa đều cần làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung theo khuyến nghị dành cho các nhóm tuổi như sau:
- Phụ nữ từ 21 tuổi: Nên bắt đầu đi xét nghiệm ung thư cổ tử cung, còn dưới 21 tuổi không nên làm xét nghiệm này.
- Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi: nên làm xét nghiệm Pap theo định kỳ mỗi 3 năm/lần. Những phụ nữ trong nhóm tuổi này không nên làm xét nghiệm HPV, trừ khi có kết quả xét nghiệm Pap bất bình thường.
- Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi: cần làm xét nghiệm Pap kèm với xét nghiệm HPV theo định kỳ mỗi 3 năm/lần hoặc 5 năm/lần cũng được.
- Phụ nữ trên 65 tuổi: Ở độ tuổi này, phụ nữ không cần khám tầm soát ung thư cổ tử cung, nếu kết quả tầm soát trước đây cho kết quả bình thường.
- Đối với những phụ nữ có tiền sử tiền ung thư cổ tử cung, cần được tiếp tục sàng lọc ít nhất 20 năm sau khi chẩn đoán, thậm chí sàng lọc cả khi đã trên 65 tuổi.
Những phụ nữ đã bị cắt bỏ tử cung và cổ tử cung, nếu việc cắt bỏ không liên quan đến ung thư cổ tử cung, cũng không có tiền sử bị ung thư cổ tử cung hay tình trạng tiền ung thư nghiêm trọng thì không cần làm xét nghiệm.
Ung thư tiền liệt tuyến
Nam giới trên 50 tuổi nên quan tâm đến vấn đề của ung thư tiền liệt tuyến và cần trao đổi bác sĩ về những lợi, hại của xét nghiệm này.
Những người thuộc nhóm nguy cơ cao là người Mỹ gốc Phi, hoặc những người có bố hay anh em trai bị mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cần được tầm soát từ tuổi 45 trở đi. Trước khi tầm soát, hãy trao đổi với bác sĩ về các vấn đề của bản thân, như những nguy cơ cũng như lợi, hại của việc làm xét nghiệm và điều trị.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn